Kinh tế | 30/03/2022

Lãi suất và lạm phát có liên quan gì tới nhau?

Lạm phát phản ánh tình hình nền kinh tế của một quốc gia. Lãi suất là chính sách tiền tệ quan trọng được Ngân hàng Nhà nước quy định. Hai thành tố này có tương quan rất chặt chẽ với nhau. Hiểu được mối quan hệ này sẽ giúp nhà đầu tư có những quyết định giao dịch phù hợp. Vậy giữa lãi suất và lạm phát có mối liên hệ và tầm ảnh hưởng qua lại như thế nào?

Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ ra sao?
Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ ra sao?

Tìm hiểu về lãi suất và lạm phát

Lạm phát là gì?

Lạm phát chính là tình trạng mức giá chung của dịch vụ và hàng hóa bị tăng giá liên tục theo thời gian. Điều đó dẫn đến sự mất giá của tiền tệ nào (vì mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được số lượng ít dịch vụ và hàng hóa hơn so với lúc trước).

Ví dụ, năm 2015 bạn chỉ cần 70.000đ để mua một cân thịt nhưng đến năm 2020, bạn cần tới 100.000đ để mua lượng thịt như vậy.

Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ mà người đi vay phải trả thêm tiền cho chủ nợ. Tỷ lệ này thường tương ứng với khoản vay. Người đi vay sẽ cần phải trả đủ số tiền gốc và tiền lãi cho chủ nợ trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ, bạn vay ngân hàng 20 triệu với lãi suất 2%/năm. Vậy mỗi năm bạn sẽ phải trả cho ngân hàng 20.000.000 x 2% = 4.000.000đ (4 triệu đồng).

Trong trường hợp gửi tiền ngân hàng, thực tế là bạn đang cho ngân hàng vay tiền. Do đó, bạn nhận được tiền lãi tương ứng với số tiền gửi.

Tuy nhiên, mức lãi suất này thường không có định. Nó sẽ thay đổi tùy vào những biến động của thị trường chung. Có hai loại lãi suất thường được đề cập là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Trong đó, mức lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ lãi được công bố, không xem xét tới sự ảnh hưởng của lạm phát. Còn mức lãi suất thực là con số đã được cân đối với tỷ lệ lạm phát.

Ví dụ, bạn gửi tiền ngân hàng với mức lãi được quy định là 10%. Vậy lãi suất danh nghĩa là 10%. Tuy nhiên, do đồng tiền mất giá theo thời gian nên thực tế, bạn không thật sự nhận được số tiền tương ứng với tỷ lệ này. Tỷ lệ thực tế có thể chỉ ở mức 7%. Đây chính là lãi suất thực.

Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

 Sự tương quan giữa lạm phát và lãi suất
Sự tương quan giữa lạm phát và lãi suất

Dựa theo lý thuyết Fisher, hai yếu tố này có mối quan hệ cùng chiều với nhau.

Giả thiết đã đưa ra: Lãi suất danh nghĩa (tức mức lãi)  = kỳ vọng lạm phát + lãi suất thực. Khi lạm phát gia tăng, để đảm bảo mức lãi suất thực, theo đó lãi suất danh nghĩa cũng cần tăng theo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chi tiêu và đầu tư. Dưới đây là ví dụ thực tế về quy luật giữa lãi suất và lạm phát: 

  • Lạm phát tăng khiến đồng tiền mất giá. Nếu tỷ lệ này quá lớn, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Lúc này, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện tăng lãi suất nhằm giảm cung tiền. Điều này khiến doanh nghiệp hạn chế vay vốn trong khi vẫn khuyến khích người dân gửi tiền. Kết quả là lượng tiền trong lưu thông giảm, giá trị đồng tiền tăng lên và lạm phát được kiềm chế.
  • Ngược lại, khi lạm phát giảm đến mức tiêu cực, nền kinh tế trì trệ, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích thích sự phát triển chung. Lúc này, lãi suất sẽ được giảm xuống nhằm kích thích hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp, nhằm mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Qua đây, ta có thể thấy được lạm phát và lãi suất có mối quan hệ cùng chiều vô cùng chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng qua lại. 

Nên duy trì lãi suất và lạm phát như thế nào là tốt nhất?

Nên duy trì lãi suất và lạm phát như thế nào là tốt nhất?
Nên duy trì lãi suất và lạm phát như thế nào là tốt nhất?

Bản chất lạm phát và lãi suất có sự tác động và ảnh hưởng rất lớn đến nhau. Mối quan hệ tương quan này ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh và đầu tư. Nếu không được duy trì ở mức độ ổn và cân bằng thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát tăng cao,…

Vì vậy, để đầu tư, phát triển và có một nền kinh tế ổn định, hai yếu tố này cần được duy trì ở tỷ lệ tốt nhất. Thông thường, lãi suất phải ở mức cao hơn lạm phát và được kiểm soát trong một thời gian nhất định mới có thể tạo điều kiện cho kinh tế phát triển tốt nhất. Nếu lãi suất thấp hơn lạm phát, việc gửi tiền sẽ không còn giá trị nữa do tiền lãi không bù được với sự mất giá.

Bài viết là chia sẻ của DNSE về mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát. Mong rằng qua đây, các bạn đã hiểu hơn về hai yếu tố này. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán hữu ích, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan