Quản lý tài sản | 20/01/2022

Lạm phát tăng – quản lý chi phí sinh hoạt như thế nào?

Quản lý chi phí sinh hoạt một cách khoa học là phương pháp hiệu quả để chi tiêu hợp lý. Đặc biệt, khi lạm phát tăng, giá cả tăng cao thì việc này lại càng quan trọng hơn. Lúc này, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của bản thân trong bối cảnh mọi thứ đều trở nên đắt đỏ. Trong bài viết dưới đây, DNSE sẽ bật mí cách để quản lý chi phí sinh hoạt một cách hợp lý nhất, giúp bạn cân bằng được cuộc sống trong thời kỳ khó khăn.

Cách quản lý chi phí sinh hoạt khi lạm phát tăng
Cách quản lý chi phí sinh hoạt khi lạm phát tăng

Tính toán chi tiết các danh mục chi phí sinh hoạt

Khi lạm phát tăng, việc nắm rõ các chi phí sinh hoạt là rất cần thiết. Các thông tin này càng chi tiết, bạn sẽ càng biết rõ tiền của mình đang trôi về đâu để có điều chỉnh phù hợp. Có thể bạn không chú ý những đôi khi những khoản chi nhỏ nhưng lặp lại nhiều lần có thể tạo ra thâm hụt lớn trong ngân sách chi tiêu. Đặc biệt là khi lạm phát tăng, giá cả đều tăng lên thì việc kiểm soát chi tiêu là không thể thiếu.

Hãy liệt kê tất cả các khoản phí của bạn rồi phân nó vào các nhóm phù hợp. Sau đó, thiết lập ngân sách cho từng nhóm. Bằng cách này, bạn sẽ biết được khoản chi nào là không cần thiết hoặc chi quá nhiều. Từ đó, bạn có thể cắt giảm và tìm cách chi tiêu hợp lý hơn.

Ví dụ: Khoản chi của bạn được chia thành 3 nhóm bao gồm

  • Các nhu cầu cần thiết: tiền điện, tiền nước, tiền nhà,…
  • Chi tiêu liên quan tới sinh hoạt: ăn ngoài hàng, đi cafe,…
  • Các khoản để trả nợ hoặc tiết kiệm, đầu tư

Trong trường hợp lạm phát và giá cả tăng, bạn có thể giảm bớt các khoản tiền cho việc ăn hàng, đi chơi,… Thay vào đó bạn tự nấu cơm hoặc tự pha cafe. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tương đối.

Điều chỉnh ngân sách chi tiêu

Khi các điều kiện bên ngoài thay đổi thì điều chỉnh ngân sách chi tiêu là không thể tránh khỏi. Điều này giúp bạn phân bổ nguồn tiền một cách hợp lý và hiệu quả hơn và giảm bớt các chi phí sinh hoạt không cần thiết. Trong bối cảnh lạm phát và giá cả tăng cao, phân chia lại ngân sách để ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu hơn cũng là điều quan trọng.

Điều chỉnh lại ngân sách chi tiêu là điều cần thiết trong thời kỳ lạm phát
Điều chỉnh lại ngân sách chi tiêu là điều cần thiết trong thời kỳ lạm phát

Trong trường hợp bạn chưa thiết lập ngân sách thì đây sẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu. Bạn có thể tham khảo nguyên tắc 50/30/20 hoặc 6 chiếc lọ để phân chia nguồn tiền của mình. Nó sẽ gợi ý cho bạn cách để tiêu dùng hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng chi tiêu để theo dõi nguồn tiền hiệu quả. 

Tìm cách giảm chi phí cho tiền điện, nước

Nếu tình hình tài chính quá khó khăn, hãy tiêu dùng điện, nước một cách tiết kiệm hơn. Đặc biệt nếu bạn đang thuê nhà với tiền điện đắt hơn mức đặt ra của Nhà nước thì việc cắt giảm các hoạt động không cần thiết để tiết kiệm điện sẽ giúp bạn đỡ được một khoản kha khá. Ngoài ra, bạn cũng có thể săn các voucher giảm giá hóa đơn trên các ví điện tử hoặc các trang thương mại điện tử. Tại đây, các mã giảm giá thường được phát hành. Tuy nhiên, số lượng của chúng không nhiều nên hãy nhanh tay nhé.

Bên cạnh đó, nếu chi phí nhà ở của bạn đang quá đắt đỏ thì bạn cũng có thể cân nhắc chuyển nhà. Việc này sẽ giúp bạn cắt giảm được một khoản tiền nhất định mỗi tháng. Đây có thể là một khoản lớn nếu tài chính của bạn đang khó khăn theo tình hình lạm phát.

Tận dụng nguồn thực phẩm có sẵn

Khi lạm phát tăng thì thực phẩm là nhóm hàng tăng theo lớn nhất. Giá cả lương thực, thực phẩm thường xuyên bị đẩy lên cao trong thời gian này. Có những mặt hàng bạn buộc phải mua thường xuyên, chẳng hạn như rau củ hay hoa quả. Tuy nhiên, cũng có những sản phẩm bạn có thể để trong thời gian dài mà không sao.

Tận dụng nguồn thực phẩm có sẵn sẽ giúp bạn cắt giảm nhiều chi phí
Tận dụng nguồn thực phẩm có sẵn sẽ giúp bạn cắt giảm nhiều chi phí

Do đó, hãy kiểm tra lại nguồn thực phẩm của mình. Hãy xem xét mặt hàng nào thật sự cần và loại thực phẩm nào bạn vẫn còn trong tủ lạnh. Từ đó, bạn có thể tạo ra một kế hoạch mua sắm phù hợp hơn. Ngoài ra, nếu có thể tự trồng hoặc tận dụng nguồn lương thực gia đình tự sản xuất, bạn cũng sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá giữa thời kỳ lạm phát.

Tìm cách để tăng thu nhập cá nhân 

Nếu việc cắt giảm chi phí sinh hoạt là quá khó khăn, vậy thì thích ứng với nó bằng cách tăng thu nhập cũng là một ý tưởng tốt. Bạn có thể xem xét làm một công việc phụ để kiếm thêm thu nhập. Cố gắng tạo ra một nguồn thu nhập thụ động cũng sẽ là một cách thức lý tưởng. Nếu bạn yêu việc viết lách, hãy làm một blog. Nếu bạn thích quay chụp, thử sức trở thành Tiktoker cũng không tồi. Nói chung, hãy mở rộng nguồn thu của bạn nếu có thể.

Tuy nhiên, về lâu dài, bạn cũng có thể xem xét lại chính công việc của mình. Bạn có thể xem xét đổi việc, hướng tới một vị trí cao hơn,… Dù vậy, trước đó bạn cũng cần trau dồi cho bản thân những kiến thức cần thiết rồi mới tìm kiếm một nguồn thu nhập lớn hơn.

Kết luận

Bìa viết là những chia sẻ của DNSE về cách quản lý chi phí sinh hoạt khi lạm phát tăng. Các bạn có thể điều chỉnh theo cách chủ động hoặc bị động. Tức là bạn có thể cắt giảm, điều chỉnh chi phí của mình hoặc chủ động nâng cao thu nhập để thích nghi với sự gia tăng của mức giá. Tuy nhiên, dù bạn có làm cách nào thì cũng cần tính toán cẩn thận để tránh rủi ro.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan