Phân tích kỹ thuật | 10/11/2022

Lệnh PLO là gì? Đặt lệnh PLO như thế nào?

Lệnh PLO được nhà đầu tư sử dụng để giao dịch sau khi phiên giao dịch định kỳ kết thúc. Đây là một công cụ hữu ích để nhà đầu tư tối ưu hóa chiến lược giao dịch của mình. Trong bài viết này, hãy cùng DNSE tìm hiểu khái niệm và đặt lệnh PLO nhé!

Lệnh PLO là gì?
Lệnh PLO là gì?

Lệnh PLO là gì?

Lệnh giao dịch là những thao tác nhà đầu tư cần thực hiện để mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch. Có nhiều loại lệnh giao dịch khác nhau với những đặc điểm, nguyên tắc riêng. Chúng phù hợp với nhu cầu giao dịch của từng nhà đầu tư.

Lệnh PLO (Post Limit Order) là lệnh giới hạn được áp dụng cho các giao dịch sau khi phiên khớp lệnh định kỳ kết thúc. Đây là lệnh chỉ có ở sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Mức giá giao dịch khi sử dụng lệnh là mức giá đóng cửa của phiên đó. Mức giá này là cố định, nhà đầu tư chỉ được lựa chọn khối lượng giao dịch và chờ khớp lệnh theo nguyên tắc thông thường. Yêu cầu sửa đổi hoặc hủy lệnh của nhà đầu tư cũng sẽ không được chấp nhận.

Đặc điểm của lệnh PLO

  • Nhà đầu tư chỉ được phép bắt đầu đặt lệnh lên hệ thống trong phiên giao dịch ngoài giờ. Cụ thể thời gian đặt lệnh là 14h45’ đến 15h từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày lễ.
  • Lệnh sẽ được thực hiện ngay sau khi nhập lên hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn tại mức giá đóng cửa của phiên.
  • Nếu kết thúc phiên giao dịch không xác định được mức giá đóng cửa, lệnh PLO sẽ bị từ chối khi nhập lên hệ thống giao dịch.
  • Trong phiên giao dịch, nhà đầu tư không được phép hủy hay sửa lệnh. 
  • Trong trường hợp nhà đầu tư chưa hoàn thành các bước giao dịch hoặc lệnh không được khớp hay chỉ được khớp một phần sau khi hết phiên, lệnh sẽ được tự động hủy.

Nguyên tắc sử dụng lệnh PLO

Nguyên tắc sử dụng lệnh PLO
Nguyên tắc sử dụng lệnh PLO

Khi thực hiện lệnh giao dịch PLO, nhà đầu tư cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Lệnh được ghi nhận và thực hiện khi bắt đầu phiên giao dịch ngoài giờ.
  • Mức giá thực hiện để mua bán cổ phiếu là mức giá đóng cửa trong ngày giao dịch đó.
  • Lệnh sẽ được khớp khi có lệnh đối ứng chờ sẵn.
  • Nếu không có thanh khoản, lệnh sẽ không được hệ thống ghi nhận.
  • Khi đã đặt lệnh, nhà đầu tư không thể sửa hay hủy lệnh đó.

Ví dụ: Anh A đặt lệnh PLO mua 10.000 cổ phiếu. Lúc này, trên hệ thống đã có lệnh bán 20.000 cổ phiếu chờ sẵn. Khi đó, lệnh của anh A được khớp ngay lập tức và bên bán còn hiển thị 10.000 cổ phiếu.

Ưu và nhược điểm của lệnh PLO

Ưu điểm

  • Mức giá giao dịch có thể được xác định trước tại mức giá đóng cửa của phiên. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể chủ động quyết định mua bán phù hợp với chiến lược của mình.
  • Lệnh PLO tạo thêm thời gian giao dịch cho các nhà đầu tư sau khi phiên định kỳ kết thúc. Đây là cơ hội cho những nhà đầu tư chưa kịp giao dịch hoặc còn do dự trong giờ.

Nhược điểm

  • Nhà đầu tư không thể chủ động được khối lượng cổ phiếu khi khớp lệnh do không biết trước khối lượng chờ sẵn của bên bán.
  • Nhà đầu tư không thể hủy hay sửa lệnh đã nhập lên hệ thống nếu muốn thay đổi trong thời gian diễn ra phiên giao dịch sau giờ.

Hướng dẫn đặt lệnh PLO

Hướng dẫn cách đặt lệnh PLO
Hướng dẫn cách đặt lệnh PLO

Để đặt lệnh PLO, nhà đầu tư có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:

  • Nếu bạn là đại diện của một doanh nghiệp hoặc công ty chứng khoán, bạn có thể tiến hành đặt lệnh trực tuyến và hẹn giờ giao dịch như bình thường.
  • Nếu là nhà đầu tư cá nhân, bạn cũng có thể đặt lệnh thông qua các công ty môi giới chứng khoán hoặc qua tổng đài của sàn HNX.

Lệnh PLO chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian ngắn và mức giá cũng đã được xác định trước nên việc đặt lệnh là rất an toàn cho nhà đầu tư.

Kết

Lệnh PLO là cơ hội để nhà đầu tư kéo dài thời gian lựa chọn và mua bán chứng khoán. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích trong hành trình đầu tư. Đừng quên thường xuyên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan