Phân tích kỹ thuật | 27/10/2022

Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý cơ bản và các mặt hạn chế của lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là nền tảng của những chỉ báo phân tích kỹ thuật thời nay. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phân tích kỹ thuật rất am hiểu về lý thuyết này. Vậy lý thuyết Dow là gì? Những nguyên lý cơ bản và các hạn chế của lý thuyết này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu cùng DNSE dưới bài viết này nhé!

Lý thuyết Dow - Bạn cần biết gì ?
Lý thuyết Dow – Bạn cần biết gì ?

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là tập hợp nhiều luận điểm về phân tích kỹ thuật biểu đồ, xuất phát từ tập báo được viết từ Charles Henry Dow năm 1900 -1902. Lý thuyết này phản ánh biến động của toàn thị trường, từng cổ phiếu hay cặp tiền tệ bất kỳ. 

Charles Henry Dow là người nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết Dow, nhưng không may ông đột ngột qua đời. Không để tâm huyết của ông bị mất đi, bạn của ông là William P. Hamilton đã tiếp tục nghiên cứu và đã hoàn thành bộ lý thuyết mang tên người bạn quá cố. Đây được xem là nền tảng cho các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD, sóng Elliott,…

Tìm hiểu về 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả

Đây là nguyên lý cơ bản nhất của lý thuyết Dow. Thị trường chứng khoán là “tấm gương” soi chiếu nền kinh tế. 

Các yếu tố kinh tế vĩ mô như thu nhập, lạm phát, lãi suất,..là những yếu tố ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Những thông tin trên từ quá khứ, hiện tại lẫn tương lai đều phản ánh tất cả vào điểm số của thị trường. 

Dựa vào các thông tin trên, nhà đầu tư có thể đoán định xu hướng của thị trường. Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ cần dựa vào các thông tin về lãi suất và lạm phát tăng có thể đoán đến xu hướng giảm của thị trường.

Nguyên lý 2: Ba xu thế của thị trường

Lý thuyết Dow bao gồm ba xu thế cơ bản của thị trường chứng khoán:

  • Xu thế chính: Còn được gọi là xu hướng cấp 1 và diễn biến từ 1 đến 3 năm. Không ai có thể đoán định và thao túng chu kỳ giá này của thị trường.
  • Xu thế phụ: Hay được gọi là xu hướng cấp 2 và diễn ra từ 1 đến 3 tháng. Xu hướng cấp 2 đi ngược lại với xu hướng cấp 1.
  • Xu thế nhỏ: Xu hướng cấp 3 diễn ra vỏn vẹn trong 3 tuần. Xu hướng cấp 3 sẽ đi ngược lại với xu hướng cấp 2.

Nhà đầu tư thường dựa vào xu thế chính để đánh giá và đầu tư. Bởi vì xu hướng 1 này rõ ràng hơn và không bị nhiễu như xu hướng cấp 2 và 3.

Những nhà đầu tư tập trung vào xu hướng cấp 2 và 3 thường quan tâm và giao dịch trong ngắn hạn. Nhà đầu tư dễ bỏ qua các cơ hội đầu tư dài hạn với xu hướng cấp 1.

6 nguyên lý của lý thuyết Dow
6 nguyên lý của lý thuyết Dow

Nguyên lý 3: Xu thế chính gồm ba giai đoạn phát triển

Xu thế chính của thị trường chứng khoán được chia làm ba giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn tích lũy: Giai đoạn này là giai đoạn mà cổ phiếu đã đi đến cuối chu kỳ giảm. Mức dao động giá cả sẽ không nhiều và nhà đầu tư dễ chán nản. Rủi ro sẽ gần như rất thấp vì mức giá đã giảm về vùng cuối. Nhà đầu tư không chuyên sẽ khó đánh giá cổ phiếu có đi đến cuối chu kỳ giảm hay chưa; nếu mua sai cổ phiếu thì rủi ro “chôn vốn” là khá cao.
  • Giai đoạn bùng nổ: Sau khi đã bước đến giai đoạn cuối của tích lũy, giai đoạn tăng giá sẽ diễn ra. Nến giá cắt lên các chỉ báo kỹ thuật đi kèm khối lượng mua cao. Nhà đầu tư mua từ giai đoạn trước đã có mức lợi nhuận tương đối tốt.
  • Giai đoạn quá độ: Khi không còn động lực tăng trưởng, nhiều nhà đầu tư sẽ chốt lời. Bởi vì cổ phiếu đã tăng quá nóng ở giai đoạn trước, thị trường chuyển vào vùng giảm điểm. Lúc này những nhà đầu tư mua ở giai đoạn cuối của bùng nổ sẽ chịu thua lỗ nặng nề.

Nguyên lý 4: Các xu hướng thị trường được xác định bởi khối lượng giao dịch

Đối với xu hướng tăng của thị trường, khối lượng giao dịch tăng đều mỗi ngày. Cho đến khi vào vùng giá giảm, khối lượng giao dịch ngược lại sẽ giảm đều. Giá cổ phiếu giảm, không ai muốn mua cũng như vì thua lỗ nên không ai bán, khối lượng vì vậy sẽ giảm. Tương tự như khi thị trường vào giai đoạn tăng điểm.

Một số cổ phiếu khác cho thấy sự ngược lại hoàn toàn với quan điểm trên. Giá tăng nhưng khối lượng giảm dần cho thấy xu thế yếu và dễ bị phá vỡ. 

Nguyên lý 5: Chỉ số bình quân phải xác định lẫn nhau

Sự chuyển giao từ tăng giá đến giảm giá theo lý thuyết Dow phải phụ thuộc vào hai chỉ số của hai biểu đồ. Dấu hiệu xảy ra trên biểu đồ này cần phải tương ứng với dấu hiệu xảy ra trên biểu đồ kia. Hai chỉ số được nhắc đến ở trên là chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số ngành đường sắt.

Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì đến khi có dấu hiệu đảo chiều

Một xu hướng theo lý thuyết Dow sẽ đảo chiều khi có dấu hiệu rõ ràng. Trong lúc phân tích thị trường, nhà đầu tư cần nắm bắt các dấu hiệu nhanh chóng để kịp thời giao dịch. Chu kỳ tăng giảm của thị trường sẽ giống nhau nhưng khoảng thời gian đảo chiều sẽ có chênh lệch; nhà đầu tư cần nắm bắt các tín hiệu đảo chiều để có vị thế tốt trên thị trường.

Các hạn chế của lý thuyết Dow

Hạn chế của lý thuyết Dow
Hạn chế của lý thuyết Dow

Tất cả các nguyên lý được tìm ra luôn có mặt hạn chế, không ngoại trừ lý thuyết Dow. Những hạn chế sau đây mà bạn cần chú ý khi tìm hiểu về lý thuyết này:

  • Không chính xác mọi thời điểm: Mọi thời điểm mà thị trường diễn ra sẽ có bối cảnh khác nhau; các nguyên lý được đưa ra để nhà đầu tư có thể phân tích sát nhất với thị trường. Khả năng đọc hiểu, nhạy bén và linh hoạt của từng nhà đầu tư sẽ mang lại hiệu suất đầu tư khác nhau.
  • Không chính xác khi sử dụng vào đầu cơ ngắn hạn: Các lý thuyết được đưa ra trong giai đoạn ngắn hạn hầu như không có. Nhà đầu tư theo “sóng” sẽ rất khó khăn khi nhận định thị trường trong vài tuần.
  • Đoán định xu hướng không hoàn toàn đúng: Trong khi chỉ số chung VNINDEX giảm, vẫn có những cổ phiếu tăng ngược dòng. Có thể vì câu chuyện của doanh nghiệp hay điều kiện vĩ mô ủng hộ như xuất khẩu, giá hàng hóa tăng,… Sự không chính xác này sẽ khiến các nhà đầu tư mới băn khoăn về lý thuyết Dow.
  • Những dự đoán có độ trễ pha: Các nguyên lý có thể giúp nhà đầu tư dự đoán được thị trường; tuy nhiên, độ trễ của dự báo là không thể tránh khỏi. Nếu chỉ theo các nguyên lý mà không linh hoạt nhận biết các dấu hiệu, nhà đầu tư có thể bỏ lỡ vùng giá đảo chiều hay hồi phục của nến giá.

Kết luận

Lý thuyết Dow là nền tảng cho nhà đầu tư nắm rõ phân tích kỹ thuật. Nắm rõ sáu nguyên lý của lý thuyết này, bạn đã có được kiến thức quan trọng trong đầu tư. Tuy vậy, bạn nên linh hoạt theo bối cảnh của thị trường để đạt lợi nhuận tối ưu. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức tài chính trên DNSE nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan