Phân tích kỹ thuật | 25/10/2022

Mô hình cốc tay cầm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán

Cốc tay cầm là một những mô hình giao dịch nổi tiếng trong chứng khoán. Nếu biết cách áp dụng mô hình này, bạn có thể tìm ra những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Hãy cùng DNSE tìm hiểu về mô hình cốc tay cầm trong bài viết dưới đây.

mô hình cốc tay cầm và ứng dụng trong chứng khoán

Mô hình cốc tay cầm là gì?

Đây là một mô hình biểu đồ giá trong chứng khoán, thường được sử dụng như một chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch. Giống như tên gọi, ở trong mô hình này đường giá sẽ tạo thành một chiếc cốc có quai cầm. Chiếc cốc thường có hình chữ “U” và tay cầm là một hình chữ “U” hoặc “V” nhỏ hơn. 

Minh họa mô hình cốc tay cầm
Minh họa mô hình cốc tay cầm

Mô hình cốc tay cầm được phổ biến rộng rãi vào những năm 1980 bởi William J. O’Neil, chuyên gia giao dịch chứng khoán theo phân tích kỹ thuật. O’Neil không phải là người đầu tiên phát hiện ra mô hình này, nhưng ông đã hoàn thiện nó bằng cách đưa ra khoảng thời gian cần để mô hình hình thành và những đặc điểm của mô hình.

Đây là mô hình có khá nhiều ưu điểm khiến nhà đầu tư ưa thích. Một trong số đó là khả năng đem lại lợi nhuận cao. Nếu mô hình đúng chuẩn thì mức tăng giá sẽ bằng chiều sâu của đáy cốc, tức là vào khoảng 20-35%. Tuy vậy, cốc tay cầm cũng có những nhược điểm đáng cân nhắc. Cụ thể, thời gian hình thành mô hình khá dài, thường mất từ 7-65 tuần. Vì vậy, nhà đầu tư cần kiên nhẫn và có đủ kinh nghiệm để xác định mô hình từ sớm.

Các thành phần trong mô hình cốc tay cầm

Dưới đây là ví dụ cho mô hình cốc tay cầm. Có thể thấy, biểu đồ gồm hai phần là phần cốc và phần tay cầm. Đường giá giảm xuống theo hình chữ U to, tạo thành thân cốc. Theo sau là một đợt giảm ít hơn, đây chính là phần tay cầm.

Các thành phần của mô hình cốc stay cầm
Các thành phần của mô hình cốc tay cầm

Phần thân cốc:

  • Thân cốc thường được hình thành sau một xu hướng giá tăng (uptrend).
  • Bắt đầu từ miệng cốc đến đáy cốc là mức giảm khoảng 12-15%, có thể lên đến 30%.
  • Một thời gian sau, giá tăng từ mức đáy lên đến miệng cốc. Hai đỉnh miệng cốc có thể không bằng nhau. Thông thường bên phải sẽ cao hơn, tạo thành đường kháng cự chếch lên trên như hình.
  • Thường mất khoảng từ để hình thành thân cốc. (Thường thời gian hình thanh thân cốc kéo dài 7 tuần hoặc hơn nhưng không cố định)

Phần tay cầm:

  • Sau khi thân cốc được hình thành, nối hai đỉnh miệng cốc sẽ tạo thành đường kháng cự. Đường giá điều chỉnh giảm ngay sau đó.
  • Đợt giảm lần thứ hai này lý tưởng nhất là chỉ giảm bằng ⅓ độ dài của thân cốc ( thường 5% đến 10 % và không vượt quá 15%). Sau đó giá sẽ tăng trở lại.
  • Khi phần quai cầm break out ra khỏi đường kháng cự trước đó, mô hình sẽ được được xác nhận.
  • Tay cầm sẽ được hình thành trong khoảng 1-4 tuần.

Xem thêm: Vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán – Cách tìm điểm mua bán hợp lý

Cách nhận biết mô hình

Mô hình cốc tay cầm khá dễ để nhận ra. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều lúc đường giá không đáp ứng đủ các tiêu chí. Điều này có thể dẫn đến các mô hình thất bại và nhà đầu tư không đạt được lợi nhuận như ý muốn. Vì vậy, cần xem xét những tiêu chí sau để phân biệt mô hình nào là đáng tin cậy.

  • Chiều dài đáy cốc: Nhìn chung, cốc có đáy hình chữ “U” sẽ mang lại tín hiệu mạnh hơn đáy hình chữ V
  • Độ sâu: Phần thân cốc không nên giảm quá sâu. Thông thường, nếu giảm hơn 50% nhiều khả năng mô hình sẽ thất bại
  • Không hình thành phần tay cầm: Nhiều mô hình không giảm xuống để tạo thành tay cầm mà tăng lên ngay lập tức. Những mô hình này có nhiều khả năng không thành công.
  • Khối lượng giao dịch: Phần thân cốc sẽ có khối lượng giao dịch giảm dần, càng về chỗ trũng của thân cốc thì càng giảm. Phần tay cầm cũng có thanh khoản thấp khi giá bắt đầu điều chỉnh giảm, thể hiện rằng không ai muốn bán nữa. Vào phiên có cây nến breakout, khối lượng giao dịch tăng đột biến là một dấu hiệu cho thấy mô hình cốc tay cầm này là đáng tin cậy.
  • Test lại: Không phải mô hình nào cũng có giai đoạn test lại. Nếu có, việc kiểm tra lại mức kháng cự trước đó không bắt buộc phải chạm lại đường miệng cốc.

Xem thêm: Khối lượng giao dịch (Volume) trong chứng khoán là gì? Sử dụng chỉ báo volume như nào cho hiệu quả?

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Có nhiều cách để giao dịch, nhưng cách phổ biến nhất là khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự của mô hình. Đường kháng cự là đường nối giữa hai đỉnh của miệng chiêc cốc. Nhà đầu tư có thể mua khi đường giá có một phiên breakout khỏi kháng cự này. Mức lợi nhuận kỳ vọng là một khoảng bằng với chiều sâu của miệng cốc. Ví dụ, nếu từ miệng cốc xuống đáy cốc giảm 20 điểm, thì mức sinh lời kỳ vọng là +20 điểm.

cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm
Ví dụ về cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Một cách giao dịch an toàn hơn là đợi cho đến khi đường giá kiểm tra (test) lại đường kháng cự. Lúc này, kháng cự cũ sẽ trở thành đường hỗ trợ mới. Nếu sau khi breakout, đường giá giảm xuống mức hỗ trợ, sau đó bật trở lại thì mô hình đã test lại thành công. Lúc này điểm mua sẽ là ở đường hỗ trợ mới. Lệnh cắt lỗ có thể được đặt ở đáy phần tay cầm, tùy thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư.

Mô hình cốc tay cầm ngược

Cốc tay cầm ngược là mô hình chiếc cốc úp ngược. Nó cũng có những thành phần cấu tạo tương tự như cốc tay cầm thông thường, nhưng theo chiều ngược lại. Nó bắt đầu với một xu hướng giá tăng, sau đó dần dần chậm lại và biến thành một xu hướng giảm. Phần tay cầm của mô hình úp xuống. Khi phần tay cầm phá vỡ đường hỗ trợ, giá giảm xuống thì mô hình sẽ được xác nhận. Đây là một mô hình giá xuống, và mục tiêu giảm giá sẽ bằng độ sâu của chiếc cốc tính từ phần miệng. 

Kết luận

Qua bài viết này, DNSE đã giới thiệu cho bạn về mô hình cốc tay cầm. Đây là một mô hình kỹ thuật mà nếu có thể nhận ra từ sớm, sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhiều kinh nghiệm thực tế để áp dụng thành công mô hình này.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan