Tài chính - Ngân hàng | 30/08/2022

Ngân hàng lưu ký là gì? Có gì khác so với ngân hàng giám sát?

Lưu ký tài sản là dịch vụ đặc thù cần được cấp phép bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ các ngân hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đây là những ngân hàng được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước mới được phép triển khai dịch vụ này tới khách hàng. Bài viết dưới đây DNSE sẽ giải đáp cho bạn về ngân hàng lưu ký là gì cũng như điều kiện để trở thành ngân hàng lưu ký.

Ngân hàng lưu ký là gì?
Ngân hàng lưu ký là gì?

Ngân hàng lưu ký là gì?

Ngân hàng lưu ký là một dạng định chế ngân hàng tài chính. Ngân hàng này được ra đời với mục đích nắm giữ chứng khoán của khách hàng, đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro xuất phát từ việc mất mất mát của khách hàng.

Nhiệm vụ, chức năng của ngân hàng lưu ký:

– Chức năng lưu giữ tài sản chứng khoán, tài sản khác ở dạng phi vật chất (ví dụ: dạng dữ liệu).

– Trách nhiệm của ngân hàng lưu ký là bảo vệ tài sản có giá trị đến hàng triệu hoặc hàng tỷ USD. Do đó, đây là những tổ chức ngân hàng uy tín lớn cùng với nguồn tài chính dồi dào.

Điều kiện để trở thành ngân hàng lưu ký là gì?

Để trở thành ngân hàng lưu ký cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây: 

Thứ nhất, ngân hàng thương mại có Giấy phép thành lập và hoạt động ở Việt Nam. Những ngân hàng có hoạt động lưu ký chứng khoán. Giấy phép hoạt động thành lập tại Việt Nam quyết định sự ra đời hợp pháp của ngân hàng. Đây cũng là văn bản được ngân hàng nhà nước cấp đáp ứng đủ điều kiện thành lập. Nội dung hoạt động lưu ký chứng khoán được thể hiện trong văn bản này. 

Thứ hai, ngân hàng thương mại cần đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định theo pháp luật về ngân hàng. Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hay còn gọi là hệ số an toàn vốn. Đây là chỉ tiêu phản ánh vốn tự có và tài sản có sự điều chỉnh rủi ro ngân hàng. 

Tỷ lệ an toàn vốn được dùng làm chỉ số để nhà đầu tư biết mức độ rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này cũng nhằm mục đích để tăng tính ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại. Tỷ lệ an toàn này của từng ngân hàng cần duy trì tối thiểu 9%.

Thứ ba, các ngân hàng lưu ký cần có địa điểm, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động lưu ký. Đồng thời ngân hàng cần phục vụ cho việc thanh toán, giao dịch chứng khoán. Đây là các điều kiện thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán. Đồng thời việc thanh toán giao dịch chứng khoán được hiệu quả. 

Danh sách các ngân hàng lưu ký tại Việt Nam

Hiện nay, ở nước ta có tổng 14 ngân hàng lưu ký được cấp phép và hoạt động, dưới đây là danh sách của các Ngân hàng:

Số thứ tự  Tên ngân hàng 
1Ngân hàng Citibank N.A – Chi nhánh Hà Nội
2Ngân Hàng Deutsche Bank AG – Chi nhánh TP HCM
3Ngân Hàng Far East National Bank – Chi nhánh TP HCM
4Ngân Hàng JPMorgan Chase N.A – Chi nhánh TP HCM
5Ngân hàng Sinopac – Chi nhánh TP HCM
6Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
7Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
9Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
10Ngân hàng TNHH INDOVINA
11Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam)
12Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
13Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam)
14Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam

Ngân hàng lưu ký và ngân hàng giám sát có gì khác nhau?

Sự khác nhau giữa ngân hàng lưu ký và ngân hàng giám sát
Sự khác nhau giữa ngân hàng lưu ký và ngân hàng giám sát
 Ngân hàng giám sát Ngân hàng lưu ký 
Khái niệm Ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Đồng thời được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép dịch vụ giám sát quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đại chúng mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sátNgân hàng thương mại, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận là thành viên lưu ký
Điều kiện đăng ký hoạt động+ Có Giấy phép thành lập công ty và hoạt động tại Việt Nam;
+ Nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ, có lãi trong năm gần nhất;
+ Có địa điểm, trang, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
+Thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, nhân viên ngân hàng không phải là đối tác với công ty đầu tư chứng khoán hoặc có quan hệ sở hữu, góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay/cho vay với công ty quản lý quỹ mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát và ngược lại.
+ Mọi giao dịch đều phải được thực hiện qua hệ thống giao dịch Sở Giao dịch Chứng khoán.
+  Ngân hàng cần có tối thiểu 2 nhân viên nghiệp vụ có các chứng chỉ sau:
a) Chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
c) Chứng chỉ kế toán/ kiểm toán/ kế toán trưởng/ chứng chỉ quốc tế kế toán, kiểm toán 
+ Có Giấy phép thành lập công ty và hoạt động tại Việt Nam;
+ Nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ, có lãi trong năm gần nhất;
+ Có địa điểm, trang thiết bị để phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Chức năng + Phạm vi của ngân hàng giám sát hạn chế trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ có liên quan đến công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng thực hiện việc giám sát.
+ Thực hiện giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ công ty đầu tư chứng khoán.
+ Thực hiện hoạt động lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đại chúng
+ Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tài sản có liên quan tới hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty đầu tư chứng khoán. 
Nhiệm vụ + Giám sát các công ty quản lý quỹ thực hiện đúng theo quy định pháp luật, điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; 
+ Xác nhận lại báo cáo của công ty đầu tư chứng khoán
+ Báo cáo cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nếu phát hiện công ty quản lý quỹ vi phạm pháp luật, vi phạm về điều lệ;
+ Cùng công ty quản lý quỹ định kỳ đối chiếu sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các hoạt động giao dịch của công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đại chúng 
+Tuân thủ nghĩa vụ quy định của Luật Chứng khoán tại điểm b, d, đ, g, h, i, l và m khoản 2 Điều 55 
+ Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động lưu ký, thanh toán chứng khoán;
+ Đóng góp quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định pháp luật;
+ Quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản thành viên lưu ký; ghi nhận kịp thời, chính xác tài sản, quyền tài sản, lợi ích liên quan đến tài sản nhận lưu ký  khách hàng;
+ Duy trì điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
+ Tuân thủ nhiệm vụ báo cáo theo quy định pháp luật và quy chế Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Ngân hàng lưu ký và ngân hàng giám sát có gì khác nhau?

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được ngân hàng lưu ký là gì cũng như các điều kiện để trở thành ngân hàng lưu ký. Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin liên quan để có cái nhìn sâu rộng và tự tin hơn khi đưa ra quyết định đầu tư nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan