Kinh tế | 30/01/2022

Các nguyên nhân lạm phát chủ yếu mà nhà đầu tư cần biết

Lạm phát là một trong những “kẻ thù” lớn nhất mà bạn phải đối mặt nếu muốn làm giàu. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu về lạm phát càng sớm càng tốt. Càng hiểu về lạm phát bao nhiêu, bạn sẽ càng giảm thiểu được những ảnh hưởng của nó bấy nhiêu. Để hiểu được lạm phát là gì cũng như biết cách khắc phục, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân lạm phát chủ yếu thường gặp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ điều đó, cùng đọc tiếp nhé!

Lạm phát là gì?

Tìm hiểu về Lạm phát
Tìm hiểu về Lạm phát

Hiểu một cách đơn giản, lạm phát có nghĩa là sự mất đi giá trị của đồng tiền theo thời gian. Điều này tương đương với việc sức mua của đồng tiền sẽ giảm. Ví dụ cách đây 12 năm, bạn ăn một đĩa cơm với giá là 10 nghìn. Nhưng ở thời điểm hiện tại, giá của mỗi đĩa cơm đã lên đến 25-30 nghìn. Điều đó có nghĩa là 30 nghìn của bạn có thể mua được 3 suất cơm vào 12 năm trước. Nhưng đến bây giờ, 30 nghìn chỉ mua được 1 suất cơm mà thôi. Vậy sức mua của đồng tiền đã giảm hơn trước gấp 3 lần. 

Phân loại lạm phát

Trong thực tế, có 2 tiêu thức dùng để phân loại lạm phát là định lượng và định tính.

Phân loại lạm phát theo định lượng

Dựa vào biến động của chỉ số giá cả, ta có 3 loại lạm phát như sau:

  • Lạm phát vừa phải: Mức tăng giá dưới 10%/ năm. Thị trường biến động tương đối. Nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường. Đời sống người dân ổn định. Không xuất hiện tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa quá nhiều. Đây được coi là loại lạm phát có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế.
  • Lạm phát phi mã: Giá cả tăng nhanh chóng, từ 10% đến dưới 1000%. Điều này gây biến động khá lớn đối với nền kinh tế. Lúc này sẽ xuất hiện tình trạng tích trữ hàng hóa, vàng bạc… khá nhiều. Điều đó càng làm rối loạn kinh tế xã hội và mất cân bằng thị trường khi lạm phát phi mã xảy ra.
  • Siêu lạm phát: Trường hợp này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng đột biến trên 1000%. Điều này làm cho thị trường trở nên mất cân bằng và khủng hoảng. Tốc độ lưu thông tiền tệ tăng cao dẫn đến tiền tệ mất giá nhanh chóng. Tuy nhiên, trong thực tế siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra. 

Phân loại lạm phát theo định tính

Căn cứ vào tiêu thức định tính, lạm phát được chia thành 2 nhóm:

  • Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng: Đối với lạm phát cân bằng, giá cả hàng hóa tăng tương ứng với thu nhập người dân. Do đó, loại lạm phát này không gây ảnh hưởng đến thị trường và nền kinh tế. Ngược lại, mức tăng giá của lạm phát không cân bằng thì không tương ứng với thu nhập người dân. Loại lạm phát này thường xảy ra trong thực tế. Nó có tác động không nhỏ đối với thị trường.
  • Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường: Lạm phát dự đoán trước là loại lạm phát xảy ra hàng năm với tỷ lệ tương đối ổn định. Loại lạm phát này không gây ảnh hưởng nhiều bởi người dân đã quá quen thuộc với nó. Ngược lại, lạm phát bất thường thường xảy ra một cách đột ngột, không thể đoán trước. Nó gây ảnh hưởng đến tâm lý người dân vì họ chưa kịp thích ứng. Từ đó dẫn đến nhiều rối loạn trên thị trường kinh tế nói chung. 

Các nguyên nhân lạm phát chủ yếu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Nhưng về cơ bản thì có 3 nguyên nhân chính, đó là:

Chính phủ in quá nhiều tiền

Chính phủ in tiền có thể gây ra lạm phát
Chính phủ in tiền có thể gây ra lạm phát

Khi một lượng tiền lớn được “bơm” vào nền kinh tế thì sẽ gây ra lạm phát. Việc in tiền có thể là do Chính phủ muốn thúc đẩy phát triển kinh tế. Ví dụ vào năm 2007, hính phủ đã bơm một lượng lớn tiền mặt vào thị trường nhằm ổn định tỷ giá, hỗ trợ xuất khẩu. Điều này giúp nền kinh tế phát triển hơn. Tuy nhiên, việc làm này đã gây ra mức lạm phát lên đến 12% vào lúc bấy giờ. 

Lạm phát do cầu kéo

Nguyên nhân cầu kéo
Nguyên nhân cầu kéo

Khi cầu tăng quá cao trong khi nguồn cung không đủ để đáp ứng cũng gây ra hiện tượng lạm phát. Bởi vì theo quy luật cung cầu thì khi cầu lớn hơn cung, giá cả hàng hóa sẽ tăng. Mà khi giá năm nay tăng nhiều hơn năm trước thì sẽ dẫn đến lạm phát vì đồng tiền bị mất giá trị. 

Nguyên nhân của việc cầu tăng có thể là do thị trường xuất hiện một làn sóng mua sắm mới. Hoặc sự lạc quan của nhà đầu tư đã đẩy mức giá tăng lên, từ đó gây ra hiện tượng lạm phát.

Lạm phát do chi phí đẩy

Nguyên nhân chi phí đẩy
Nguyên nhân chi phí đẩy

Khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến giá cả của hàng hóa cũng tăng. Bởi vì khi chi phí tăng, người bán sẽ có xu hướng tăng giá cả hàng hóa lên để bù trừ lại khoản chi phí tăng thêm đó của họ. Điều đó dẫn đến giá cả của năm nay sẽ cao hơn năm trước. Và lạm phát sẽ xảy ra từ đây. 

Tổng kết

Từ những thông tin trên, DNSE hy vọng bạn đã hiểu được phần nào về lạm phát cũng như các nguyên nhân lạm phát điển hình. Chúc bạn sớm giàu có và không để lạm phát ảnh hưởng quá nhiều đến “túi tiền” của mình trong tương lai.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lê Thanh Thảo

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan