Quản lý tài sản | 25/05/2022

Những bài học về tiền bạc bạn nên biết để kiếm được nhiều hơn!

Quản lý tiền bạc là một kĩ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta chi tiêu một cách hợp lí và giảm bớt các áp lực kiếm tiền. Hãy cùng DNSE khám phá những bài học về tiền bạc bổ ích trong bài viết dưới đây. 

Để quản lý tài chính thật tốt, hãy nắm vừng các bài học về tiền bạc.
Để quản lý tài chính thật tốt, hãy nắm vừng các bài học về tiền bạc.

Bài học 1: Tiêu tiền ít hơn số tiền mình kiếm được

Nhiều người trong chúng ta thường tiêu nhiều tiền hơn số tiền mình làm ra. Điều này khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng nợ nần khi số tiền mua sắm và chi tiêu vượt quá ngân sách.

Do đó, hãy tạo cho một vùng an toàn về tiền, tức là hãy tập cách tiết kiệm số tiền mình có được. Nhiều người cho rằng việc tiết kiệm không quan trọng như việc đầu tư sinh lời.

Tuy nhiên, biết tiết kiệm cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát chi tiêu của bản thân. Mặc dù lợi nhuận kiếm được từ việc tiết kiệm rất nhỏ bé nhưng nó có thể giúp bạn hình thành thói quen trân trọng đồng tiền mình làm ra. 

Bài học 2: Hãy xây dựng tư duy tích sản

Tư duy tích sản là một bài học về tiền bạc quan trọng
Tư duy tích sản là một bài học về tiền bạc quan trọng

Tích sản là quá trình tích lũy tài sản nhằm mục đích sinh lợi trong tương lai. Do đó, mỗi khi có ý định mua một món đồ, hãy tự hỏi rằng nó có thể giúp bạn thu về lợi nhuận hay không. Lối tư duy tích sản phù hợp trong mọi hoàn cảnh, khi bạn mua những thứ bé nhỏ đến những thứ có giá trị to lớn như căn nhà hay xe. Với tư duy tích sản, bạn sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất và tận dụng được những cơ hội đầu tư tốt hơn trong tương lai. 

Bài học 3: Đầu tư sinh lời theo nguyên tắc 6 chiếc lọ

Phương pháp 6 chiếc lọ giúp quản lý chi tiêu hiệu quả hơn
Phương pháp 6 chiếc lọ giúp quản lý chi tiêu hiệu quả hơn

Nguyên tắc 6 chiếc lọ được tạo ra bởi Harv Eker nhằm mục đích quản lý tài chính. 6 chiếc lọ trong nguyên tắc này tượng trưng cho việc chia thu nhập hàng tháng của bạn thành 6 phần. Chúng bao gồm: 

  • Chi tiêu cần thiết (55%): phục vụ cho các nhu cầu không thể thiếu như ăn uống, di chuyển…
  • Tiết kiệm dài hạn (10%): đây là khoản tiết kiệm cho những mục đích dài hạn như xây nhà, mua xe,…
  • Giáo dục (5%): phục vụ cho các hoạt động phát triển cá nhân
  • Hưởng thụ (10%): đây là khoản ngân sách dành để vui chơi giải trí như du lịch, mua sắm,…
  • Tự do tài chính (10%)
  • Từ thiện (10%)

Áp dụng nguyên tắc này có thể giúp bạn cân bằng chi tiêu tốt hơn. Qua đó, bạn sẽ tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn cho tương lai. Ví dụ, nếu thu nhập của bạn là 10 triệu/tháng, dựa theo quy tắc trên, bạn trích ra ít nhất 1 triệu để đầu tư hoặc bỏ vào sổ tiết kiệm. Nhờ đó, bạn không chỉ sử dụng hợp lí nguồn thu nhập của mình mà còn đem lại lợi nhuận lâu dài trong tương lai. 

Bài học 4: Đầu tư cho bản thân 

Nhiều người cho rằng cứ phải đầu tư vào kinh doanh, bất động sản mới có thể sinh lời lớn. Tuy nhiên, thực tế đầu tư cho bản thân mới là kênh tiềm năng nhất. Người không cập nhật kiến ​​thức, xu hướng mới sẽ dễ bị tụt lại phía sau. Ngoài việc truy cập các trang mạng xã hội, có nhiều cách để bạn làm giàu thêm kiến ​​thức, chẳng hạn như dành thời gian đọc sách hay tải ứng dụng học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, bạn cần biết đầu tư vào sức khỏe bằng việc chăm chỉ tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ. Đây chính những khoản đầu tư cho những bước tiến lớn cho công việc trong tương lai và giúp bạn trở nên vững vàng và làm chủ được cuộc sống của chính mình.

Trên đây là những bài học về tiền bạc mà các bạn nên bỏ túi để xây dựng cho mình những chiến lược chi tiêu và kiếm tiền hợp lý. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể thay đổi tư duy về tiền bạc để lựa chọn cho bản thân những khoản đầu tư bền vững cho tương lai. Hãy theo dõi và ghé thăm DNSE để đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan