Chứng khoán | 13/11/2021

Những nhược điểm của quỹ mở mà nhà đầu tư cần biết

Đầu tư quỹ mở là hình thức đầu tư sinh lợi hấp dẫn và khá an toàn. Với quỹ mở, nhà đầu tư sẽ có thể kiếm tiền một cách bền vững và ít tốn công sức. Tuy nhiên, không phải không có những nhược điểm của quỹ mở. Nhà đầu tư cần nắm rõ trước khi tham gia vào kênh đầu tư này. Chuyên đề hôm nay DNSE sẽ chia sẻ sâu hơn về những điểm hạn chế và các ví dụ cụ thể khi đầu tư quỹ mở. Từ đó sẽ đưa ra những tiêu chí về cách thức giảm rủi ro. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

nhược điểm của quỹ mở
Nhược điểm của quỹ mở là gì?

Quỹ mở là gì?

Quỹ mở (Mutual Fund) là hình thức đầu tư gián tiếp. Các nhà đầu tư góp vốn của mình vào các quỹ mở và ủy thác đầu tư cho công ty quản lý quỹ. Tại đây, các chuyên gia của công ty sẽ đầu tư thay bạn. Tại Việt Nam có 3 loại quỹ mở chính:

  • Quỹ cổ phiếu
  • Quỹ trái phiếu
  • Quỹ cân bằng (Đầu tư cả 2 loại hình cổ phiếu và trái phiếu)

Chứng chỉ quỹ mở là gì?

Chứng chỉ quỹ mở là sản phẩm của quỹ mở. Các nhà đầu tư tham gia vào quỹ mở sẽ góp vốn bằng hình thức mua chứng chỉ quỹ. Chứng chỉ quỹ này sẽ được giao dịch tại công ty quản lý quỹ mà bạn đã chọn. 

Ưu điểm của quỹ mở

Những lợi ích quỹ mở mang lại cho nhà đầu tư là:

  • Tiết kiệm được thời gian và công sức
  • Tính linh hoạt
  • Tính thanh khoản cao
  • Chi phí để đầu tư thấp

Những đối tượng nào phù hợp để đầu tư quỹ mở?

Với những tiêu chí về an toàn và khả năng sinh lợi tốt hơn gửi tiết kiệm. Quỹ mở sẽ là chiếc chìa khóa vàng của những nhà đầu tư sau:

  • Nhà đầu tư mới, chưa có kiến thức
  • Nhà đầu tư có số vốn hạn chế, nhưng muốn đa dạng hóa danh mục
  • Nhà đầu tư bận rộn, không thể dành nhiều thời gian cho việc quản lý đầu tư
  • Nhà đầu tư cầu toàn, muốn đầu tư với rủi ro thấp

Những nhược điểm của quỹ mở là gì?

Những nhược điểm của quỹ mở mà nhà đầu tư cần quan tâm

Khi đầu tư, điều các chứng sĩ cần phải chấp nhận đó là rủi ro. Việc đầu tư quỹ mở có những mặt hạn chế như: 

  • Không được quyền quyết định chi tiết về các hoạt động đầu tư
  • Rủi ro đến từ phía công ty
  • Rủi ro thị trường
  • Khả năng sinh lời không quá cao

Các ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu được chi tiết về các rủi ro nêu trên:

Ví dụ về rủi ro không làm chủ được nguồn vốn khi đầu tư quỹ mở

A là một người bận rộn nên đã tìm đến công ty quản lý quỹ đề đầu tư quỹ mở. Trong quá trình đầu tư, A thấy có những cổ phiếu rất tiềm năng như HPG, NKG, BSR,… Điều đáng tiếc là cổ phiếu của những công ty trên không nằm trong danh mục đầu tư của quỹ mở mà A đã chọn.

Do đó, hạn chế đầu tiên của A là không thể tự do sử dụng tiền của mình để mua cổ phiếu yêu thích.

Ví dụ về rủi ro thị trường khi đầu tư quỹ mở

Điều mà bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng phải biết đó chính là việc thị trường lên xuống thất thường. Đầu tư vào quỹ mở cũng vậy, A hoàn toàn có thể thua lỗ khi thị trường “Downtrend”. Rủi ro này không chỉ đối với riêng A mà là tất cả các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Hạn chế thứ 3 của A đó là rủi ro từ thị trường, điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng sẽ trải qua.

Đầu tư quỹ mở thế nào để hạn chế rủi ro?

Khi quyết định đầu tư quỹ mở, các bạn cần nắm rõ những điều sau đây để hạn chế rủi ro hết mức có thể.

  • Chọn công ty quản lý quỹ uy tín
  • Chọn quỹ mở có khả năng sinh lời tốt
  • Nắm được cách quản lý vốn khi đầu tư
  • Tìm hiểu về các dự án đầu tư quỹ mở hướng đến

Để hiểu rõ hơn từng bước, chúng ta sẽ đi đến phần ví dụ cụ thể.

Ví dụ về các bước hạn chế rủi ro khi đầu tư quỹ mở

B là một doanh nhân thành đạt. Vì vẫn chưa hài lòng với mức thu nhập chính, B tìm đến quỹ mở để có thêm nguồn thu nhập thụ động. B đã biết rõ về nguyên lý kinh doanh và kinh tế thị trường, những bước B sẽ làm để hạn chế rủi ro khi góp vốn là:

  • Bước 1: B tìm đến những nguồn chia sẻ tin tức uy tín để tìm danh sách các công ty quản lý quỹ uy tín. Tiêu chí sẽ là minh bạch và công khai trong hoạt động. Đội ngũ chuyên gia đầu tư chuyên nghiệp.
  • Bước 2: Tiếp đến, B tìm kiếm những quỹ mở có danh mục đầu tư đa dạng, tỷ trọng danh mục có khả năng sinh lời tốt. Đồng thời quỹ phải có chiến lược đầu tư linh hoạt. Danh mục phù hợp với xu hướng thị trường.
  • Bước 3: Điều quan trọng tiếp theo đó là B sẽ lên kế hoạch quản lý vốn khi đầu tư quỹ mở. B sẽ phải tìm hiểu về các loại chi phí của công ty quản lý quỹ, bao gồm: Phí quản lý thường niên, phí giám sát từ ngân hàng, thuế thu nhập phát sinh, phí giao dịch. Công ty nào có mức phí càng thấp, B càng dễ quản lý vốn và tối ưu khả năng sinh lời.
  • Bước 4: Cuối cùng, B sẽ tìm hiểu về các dự án của quỹ mở. Các dự án nhắm vào đối tượng tiềm năng nào hiện nay: Bất động sản, vật liệu xây dựng, chứng khoán, vận tải,…

Ngoài ra, B còn phải đánh giá kết quả hoạt động từ quá khứ, từ đó sẽ biết được khả năng thật sự của công ty quản lý quỹ.

Kết luận

Đầu tư quỹ mở hay các hình thức khác đều có những rủi ro nhất định. Một nhà đầu từ giỏi sẽ nhận ra những nhược điểm của quỹ mở hay những kênh đầu tư khác để giảm rủi ro xuống mức tối đa. Ngoài ra, học hỏi thêm kinh nghiệm cũng là một nước đi tốt để tiến đến lợi nhuận bền vững. Hãy học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm để có thể kiếm tiền một cách bền vững nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Minh Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan