Kiến thức tổng quan | 19/12/2022

OCF là gì? OCF có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?

Các nhà đầu tư thường thấy thuật ngữ OCF xuất hiện khi đọc Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu OCF để phân tích và đánh giá chính xác được. Vậy OCF là gì? OCF có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

OCF là gì? OCF có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp
OCF là chỉ số đánh giá doanh nghiệp

OCF là gì?

OCF là từ viết tắt của Operating Cash Flow, được hiểu là thước đo tiền mặt được sinh ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

OCF phản ánh sự chênh lệch giữa tổng giá trị thu vào với tổng giá trị chi ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo.

Đồng thời, OCF cũng cho biết khả năng tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp có đủ để duy trì và tiếp tục phát triển kinh doanh hay không. Từ đó, giúp nhà đầu tư có những đánh giá và xem xét có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.

Công thức tính OCF

Theo phương pháp trực tiếp

Cách tính OCF theo phương pháp trực tiếp có tính chính xác cao và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, cách tính này hạn chế việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay nguồn tiền cụ thể,…

Công thức tính

OCF = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí hoạt động

Lưu ý: 

Doanh thu và chi phí hoạt động phải là con số tổng cuối cùng, con số này có thể đã bao gồm các khoản không liên quan đến tiền mặt như hàng tồn kho hay khấu hao.

Các khoản mục trình bày trong báo cáo kinh doanh được thể hiện ở cả dấu dương (các mục tiền vào) và dấu âm (các mục tiền ra).

Ví dụ: Năm 2018, công ty A có tổng mức doanh thu là 1 triệu USD, tiền chi trả cho người lao động hết 100.000 USD, khoản tiền lãi vay đã trả là 10.000 USD, trả cho nhà cung cấp 400.000 USD. Tính OCF?

Trả lời: 

Tổng chi phí hoạt động= 100.000 + 10.000 + 400.000 = 510.000 (USD)

OCF = Tổng doanh thu – Tổng chi phí hoạt động = 1.000.000 – 510.000 = 490.000 (USD)

Công thức tính OCF
Công thức tính OCF

Theo phương pháp gián tiếp

Cách tính OCF theo phương pháp gián tiếp sẽ phức tạp hơn nhiều so với phương pháp trực tiếp. Ngược lại với cách tính trực tiếp thì cách tính gián tiếp cung cấp cho nhà đầu tư đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp hơn, cụ thể là về các biện pháp kế toán và báo cáo tài chính. Dù phức tạp nhưng phương pháp này rất được các nhà đầu tư ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi.

Công thức tính:

OCF = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) x (1-Thuế) + Khấu hao 

Ví dụ: Năm 2019, công ty A có doanh thu 1 triệu USD; Giá vốn hàng bán là 300.000 USD; Chi phí bán hàng là 200.000 USD; Khấu hao là 100.000 USD; Thuế = 35%. Tính dòng tiền hoạt động (OCF)?

Trả lời: 

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)= Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí khấu hao = 1.000.000 – 300.000 – 200.000 – 100.000 = 400.000 (USD)

Dòng tiền hoạt động (OCF)= EBIT x (1-Thuế) + Khấu hao = 400.000 x (1-35%) + 100.000 = 360.000 (USD)

Ý nghĩa của OCF trong đánh giá doanh nghiệp

Ý nghĩa của OCF trong đánh giá doanh nghiệp
Ý nghĩa của OCF là gì?

Dòng tiền là một trong số những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dòng tiền ổn định thì doanh nghiệp mới tiếp tục phát triển, mua lại trái phiếu, trả nợ. Do đó, rất nhiều nhà đầu tư ưa thích sử dụng chỉ số OCF để phân tích tình hình đầu tư và từ đó đưa ra những phương án kinh doanh chính xác. Việc tối ưu hoá doanh thu, chi phí, hoạt động kinh doanh sẽ có tác động lớn đến dòng tiền.

Nhà đầu tư thường lựa chọn cổ phiếu của những doanh nghiệp có OCF cao và tăng trưởng mà giá cổ phiếu lại thấp, là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu sẽ sớm tăng trở lại. Cụ thể:

Chỉ số OCF > 0

Doanh nghiệp có đủ tiền cho các hoạt động kinh doanh của mình, có thể dùng tiền để tái đầu tư vào doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc trả nợ cổ tức.

Chỉ số OCF < 0

Doanh nghiệp phải vay tiền từ bên ngoài bằng biện pháp tài chính và có thể dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư.

Qua báo cáo tài chính, nếu OCF âm thì doanh nghiệp buộc phải bán tháo cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới, dẫn đến cổ phiếu bị giảm giá trị. Hoặc doanh nghiệp phải vay vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, từ đó tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh, gián tiếp khiến giá cổ phiếu giảm xuống. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào OCF âm cũng đem lại hậu quả xấu đến doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp đang dùng tiền để đầu tư máy móc, mở rộng kinh doanh nhằm tạo ra nhiều dòng tiền hơn trong tương lai. 

Lời kết

Bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về OCF là gì và ý nghĩa của nó trong đánh giá doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Từ đó áp dụng vào quá trình học hay lựa chọn được những cổ phiếu tiềm năng cho khoản mục đầu tư của mình nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan