Kiến thức tổng quan | 13/11/2022
Phái sinh hàng hóa là gì? Một số lưu ý khi đầu tư hàng hóa phái sinh
Phái sinh hàng hóa là gì? Được đánh là kênh có nhiều tiềm năng nên hiện nay có khá nhiều người đã lựa chọn đầu tư hàng hóa phái sinh. Vậy khi đầu tư vào hàng hóa phái sinh cần lưu ý gì? Theo dõi bài viết mà DNSE chia sẻ ở dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!
Hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là giao dịch mà khách hàng sẽ thực hiện mua/bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định. Và việc chuyển giao sẽ được thực hiện ở khoảng thời gian trong tương lai. Những yếu tố của giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa,… được quy định chi tiết tại các sở giao dịch hàng hóa.
Không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thị trường quốc gia. Giao dịch hàng hóa phái sinh còn được mở rộng đến quy mô toàn cầu. Giao dịch được liên kết từ sàn giao dịch trong nước đến những sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Thời gian thực hiện giao dịch thông suốt, không bị ngưng trệ và rất minh bạch.
Xem thêm: Chứng khoán phái sinh là gì? Các loại & mục đích của phái sinh
Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh
Có 4 loại hợp đồng trong giao dịch hàng hóa phái sinh là:
- Hợp đồng kỳ hạn (forward contract): Là hợp đồng mà bên mua và bên bán sẽ đồng ý giao dịch hàng hóa. Với một mức giá cụ thể tại thời điểm được xác định trước trong tương lai. Hợp đồng này chỉ được thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán. Mà không được giao dịch tại những sàn giao dịch tập trung. Cũng như không được quy định bởi những Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế.
- Hợp đồng hoán đổi (swap contract): Là thỏa thuận dưới dạng hợp đồng giữa 2 bên. Theo đó các bên sẽ thỏa thuận việc thực hiện khoản thanh toán theo định kỳ cho nhau. Hoặc ngoài ra cũng là sự trao đổi tài sản tài chính và dòng tiền trong tương lai. Theo một phương thức đã được định sẵn và trong thời gian đã được xác định trước đó.
- Hợp đồng quyền chọn (options contract): Là thỏa thuận cho phép nhà đầu tư được sở hữu quyền mua/bán một loại hàng hóa nhất định. Đối với loại hợp đồng này thì người sở hữu sẽ có quyền mua/bán hàng hóa với mức giá đã được thỏa thuận. Giao dịch được thực hiện ở một khoảng thời gian nhất định trước khi hợp đồng hết hiệu lực.
- Hợp đồng tương lai (futures contract): Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về giao dịch được diễn ra trong khoảng thời gian tương lai. Với mức giá cụ thể được 2 bên xác định từ trước.
Các danh mục sản phẩm hàng hóa phái sinh
Tại thị trường Việt Nam, danh mục hàng hóa phái sinh được chia ra thành 4 nhóm chính bao gồm:
Nhóm nông sản
Nông sản được xem là nhóm sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Nhóm các sản phẩm nông sản bao gồm: Ngô, đậu tương, lúa mì, khô đậu tương, dầu đậu tương.
Nguyên liệu công nghiệp
Nhóm các sản phẩm nguyên liệu công nghiệp gồm: Cao su, bông sợi, đường, cà phê, ca cao, dầu cọ.
Năng lượng
Nhóm năng lượng đang được các nhà đầu tư đánh giá là có mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong thời gian qua. Các sản phẩm thuộc nhóm năng lượng gồm có:
- Dầu thô: Dầu thô WTI, WTI mini, WTI Micro
- Brent mini
- Brent dầu thô
- Dầu ít lưu huỳnh
- Khí tự nhiên
- Khí tự nhiên mini
- Xăng pha chế
Kim loại
Hàng hóa phái sinh thuộc nhóm kim loại gồm có: Bạch kim, bạc, quặng sắt, đồng, thiếc, niken, kẽm, nhôm, chì.
Ưu điểm khi phái sinh hàng hoá
Đầu tư hàng hóa phái sinh đang được đông đảo nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn hiện nay. Và kênh đầu tư này đang dần được thay thế cho các kênh đầu tư cơ sở truyền thống. Theo đó, một số ưu điểm khi phái sinh hàng hóa có thể kể đến như:
- Tính thanh khoản cao: Đặc thù của thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa là thực hiện liên thông với những sàn giao dịch lớn. Bên cạnh đó là sự vô cùng đa dạng về các sản phẩm đầu tư. Điều này đã giúp cho kênh đầu tư này có tính thanh khoản vô cùng cao.
- Minh bạch và an toàn: Giao dịch hàng hóa phái sinh hoạt động dưới sự kiểm soát của Sở Giao Dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Bên cạnh đó, kênh đầu tư này còn được cấp phép hoạt động bởi Bộ Công Thương.
- Giao dịch T+0: Chốt lãi/lỗ trong ngày là một trong những ưu điểm lớn nhất của hàng hóa phái sinh. Theo đó kênh đầu tư này cho phép nhà đầu tư có thể mở và đóng vị thế ngay trong ngày.
- Giao dịch 2 chiều: Dù thị trường có tăng hay giảm thì giao dịch hàng hóa phái sinh đều cho phép nhà đầu tư thu được lợi nhuận. Bên cạnh đó kể cả khi không nắm tài sản cơ sở. Thì nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện bán khống khi phái sinh hàng hóa.
- Tỷ lệ ký quỹ vượt trội: Tỷ lệ ký quỹ khi phái sinh hàng hóa vượt trội hơn hẳn so với những kênh đầu tư truyền thống khác ví dụ như bất động sản, chứng khoán. Theo đó tỷ lệ ký quỹ tối đa là 1:30.
Những rủi ro khi phái sinh hàng hoá
Bên cạnh những ưu điểm thì khi phái sinh hàng hóa vẫn sẽ tồn tại nhiều rủi ro như:
- Thị trường biến động: Vì thanh toán bù trừ được thị trường phái sinh thực hiện khi kết thúc phiên. Do đó vào những ngày thị trường chịu tác động mạnh thì tài khoản nhà đầu tư có thể rơi vào vùng nguy hiểm.
- Đặt nhầm lệnh hoặc không đặt lệnh dừng lỗ: Do giao dịch 2 chiều nên nhà đầu tư có thể mua hoặc bán tùy vào mục đích giao dịch. Nếu không hiểu bản chất của các lệnh sẽ khiến các nhà đầu tư rất dễ đặt nhầm lệnh. Hoặc trong một số trường hợp nhà đầu tư sẽ không đặt lệnh dừng lỗ. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới thua lỗ nặng mà nhà đầu tư phải gánh.
Một số lưu ý khi đầu tư hàng hóa phái sinh
Khi đầu tư hàng hóa phái sinh cần lưu ý những gì để không bị thua lỗ nặng? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ lỡ:
- Giá phái sinh hàng hóa tuân theo quy luật cung cầu. Nếu như cung lớn hơn cầu thì mức giá hàng hóa sẽ giảm và ngược lại.
- Vì hàng hóa phái sinh được giao dịch chủ yếu là hàng nông sản. Do đó, các sản phẩm hàng hóa phái sinh phụ thuộc rất lớn vào các biến động của thời tiết như: lũ lụt, hạn hán, tuyết rơi,…
- Tùy vào tính chất mùa vụ thu hoạch mà mức giá cả hàng hóa phái sinh cũng có sự biến động.
- Những sự kiện chính trị cũng sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thị trường hàng hóa.
Kiến thức là chìa khóa vàng dẫn lối thành công cho mọi kênh đầu tư tài chính. DNSE hy vọng qua những giải đáp về phái sinh hàng hóa là gì ở bài viết mang tới cho nhà đầu tư thật nhiều thông tin bổ ích để từ đó có những chiến lược rót vốn an toàn!