Chứng khoán | 06/09/2021

Chứng khoán phái sinh là gì? Tìm hiểu về mục đích và chức năng của chứng khoán phái sinh

Bên cạnh chứng khoán cơ sở thì thị trường phái sinh cũng là một kênh sinh lời tiềm năng. Hình thức này hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Hãy cùng DNSE tìm hiểu về chứng khoán phái sinh trong bài viết dưới đây.

Chứng khoán phái sinh là gì?

Khái niệm chứng khoán phái sinh
Khái niệm chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mà trong đó giá trị phụ thuộc vào chứng khoán cơ sở. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa này, chứng khoán phái sinh được chia thành “chứng khoán” và “phái sinh”:

  • Chứng khoán: là một công cụ xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần tài sản hoặc vốn của doanh nghiệp.
  • Phái sinh: là một loại hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một loại tài sản cơ sở nhất định. Tài sản cơ sở này có thể là các sản phẩm tài chính hoặc các tài sản phi tài chính.

Như vậy, có thể hiểu rằng chứng khoán phái sinh là hợp đồng tài chính được xây dựng dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán. Chứng khoán phái sinh có quy định cụ thể tại ngày đáo hạn, nhà đầu tư cần thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng.                                                 

Các loại hợp đồng chứng khoán phái sinh

Các loại hợp đồng chứng khoán phái sinh có những đặc điểm khá tương tự nhau, chỉ có một số điểm khác biệt.

1. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là thoả thuận mua bán tài sản với mức giá xác định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường. Các hợp đồng tương lai sẽ được giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, nội dung của hợp đồng cũng được chuẩn hoá gồm những điều khoản cụ thể: loại tài sản cơ sở, quy mô hợp đồng, đơn vị niêm yết giá,…

Tại Việt Nam, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là loại hình hợp đồng phái sinh duy nhất được phép giao dịch.

Biến động hợp đồng tương lai
Biến động hợp đồng tương lai

Với hợp đồng tương lai, nếu vào ngày đáo hạn mà bạn vẫn chưa thực hiện điều đã cam kết, hệ thống sẽ tự động làm thay và thanh toán lãi lỗ cho bạn.

Hiện tại, thị trường Việt Nam chỉ hợp pháp hoá duy nhất một loại chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai.

2. Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn cũng tương tự như hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn không được mua bán công khai mà chỉ có thể giao dịch trên thị trường phi tập trung – OTC. Loại hợp đồng này được thành lập dựa trên thoả thuận cá nhân giữa người mua và người bán chứ không có một thị trường công khai làm nền tảng định giá.

Tương tự như các sản phẩm được giao dịch trên thị trường OTC, hợp đồng kỳ hạn chứa nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Trong trường hợp một bên mất khả năng thanh toán, bên còn lại có thể sẽ không đòi lại được các quyền lợi chính đáng của mình.

3. Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn cho phép chủ sở hữu có quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở tại mức giá xác định trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn khác hợp đồng tương lai ở điểm người sở hữu có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện theo những thoả thuận trong hợp đồng. 

Ví dụ: bạn sở hữu một hợp đồng quyền chọn mua sản phẩm A sẽ đáo hạn vào ngày 21/06/2022. Tuy nhiên, bạn nhận thấy rằng nếu giờ mua vào thì bạn sẽ bị lỗ. Do đó, bạn quyết định không thực hiện quyền chọn của mình. Sau khi đáo hạn, hợp đồng sẽ tự mất đi giá trị mà không gây ảnh hưởng gì tới bạn.

4. Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là một dạng hợp đồng phái sinh, thường được sử dụng để trao đổi một loại dòng tiền này với một loại khác. Có khá nhiều các hình thức hợp đồng hoán đổi như: hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng hoán đổi tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tín dụng,…

Ví dụ: một người A có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để chuyển một khoản vay có lãi suất thả nổi (tức thay đổi dựa theo kỳ hạn) thành một khoản vay có lãi suất cố định.

Mục đích của chứng khoán phái sinh

1. Phòng hộ 

Phòng hộ là mục đích đầu tiên khi chơi chứng khoán phái sinh
Phòng hộ là mục đích đầu tiên khi chơi chứng khoán phái sinh

Phòng hộ là mục đích đầu tiên khi chơi chứng khoán phái sinh. Lý do là bởi thị trường này có thể làm giảm rủi ro liên quan đến giá của một loại tài sản nhất định. 

Ví dụ: một thương gia và một nông dân ký với nhau hợp đồng để mua bán một lượng rau nhất định trong tương lai. Điều này đảm bảo rằng thương nhân chắc chắn sẽ có được hàng để bán và chỉ phải trả mức giá như đã thoả thuận dù giá thị trường có tăng cao hơn. Đồng thời, người nông dân cũng có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình.

Ngay cả khi thị trường chứng khoán cơ sở downtrend nghiêm trọng, nhà đầu tư vẫn có thể thu lợi nhờ vào phái sinh bằng cách bán các hợp đồng đang sở hữu và mua lại chúng khi giá đã giảm sút nghiêm trọng.

2. Đầu cơ

Mục đích thứ hai của chứng khoán phái sinh là để đầu cơ thu lợi. Điều này chủ yếu được thực hiện dựa vào biến động giá của tài sản cơ sở.

Ví dụ: bạn đánh giá rằng giá dầu sẽ tăng cao trong thời gian tới. Do đó, bạn ký hợp một hợp đồng tương lai mua dầu với mức giá thấp. Nếu giá dầu tăng mạnh đúng như dự đoán, bạn có thể mua dầu với mức giá hời, sau đó bán lại theo giá thị trường để thu lợi nhuận.

3. Kinh doanh chênh lệch giá

Kinh doanh chênh lệch giá là một mục đích phổ biến của nhà đầu tư khi tham gia thị trường phái sinh. Với mục đích này, nhà đầu tư mua vào hợp đồng tương lai và bán lại chính hợp đồng này cho nhà đầu tư khác để hưởng chênh lệch.

Đặc biệt, thị trường phái sinh hiện tại đang cho phép giao dịch trong ngày, bán khống. Điều này khác với chứng khoán cơ sở khi phải chờ 3 ngày sau khi mua chứng khoán mới được bán. Do đó, phái sinh là lựa chọn lý tưởng cho những nhà đầu tư, muốn thu lợi ngắn hạn.

4. Tạo khả năng tuỳ chọn

Chứng khoán phái sinh có thể tạo khả năng tuỳ chọn khi giá trị phái sinh được liên kết với một điều kiện cụ thể.

5. Đòn bẩy

Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính

Chứng khoán phái sinh có tỷ lệ đòn bẩy tài chính lớn. Vì thế, tính chất chủ yếu của thị trường này là đầu tư vào sự biến động của giá trị tài sản chứ không nhắm đến giá trị nội tại của tài sản đó.

6. Chuyển phân bổ tài sản

Chứng khoán phái sinh được sử dụng để phân bổ các loại tài sản khác nhau do nó không gây ảnh hưởng tới giá tài sản cơ sở. Nhà đầu tư có thể mua chứng khoán phái sinh nhằm điều chỉnh danh sách tài sản của mình.

Chức năng của chứng khoán phái sinh

Vai trì của thị trường chứng khoán phái sinh có thể kể đến như:

1. Tạo cơ chế giá

Thị trường chứng khoán phái sinh cung cấp nền tảng dữ liệu quan trọng về giá. Mọi hàng hoá đều có một mức giá giao ngay nhất định – tức mức giá mà các giao dịch có thể được thực hiện ngay lập tức. Mức giá này thường được lựa chọn làm cơ sở cho hợp đồng tương lai.

Tuy nhiên, không phải lúc nào một loại hàng hoá cũng chỉ có một giá giao ngay duy nhất. Với từng chủng loại sản phẩm khác nhau, mức giá này cũng sẽ khác nhau. Thị trường tương lai tổng hợp các dữ liệu này lại và đưa ra mức giá nhất quán, phản ánh giá giao ngay được lấy làm cơ sở.

2. Là một phương tiện quản lý rủi ro

Khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư là khác nhau. Do đó, chứng khoán phái sinh được sử dụng như một công cụ phù hợp để quản lý rủi ro. Lựa chọn đầu tư phái sinh giúp bạn giảm thiểu thiệt hại khi thị trường cơ sở biến động.

4 chức năng chính của chứng khoán phái sinh
4 chức năng chính của chứng khoán phái sinh

3. Tăng hiệu quả thị trường

Đầu tư chứng khoán phái sinh góp phần đẩy mạnh hiệu quả chung của thị trường. Giao dịch phái sinh được tạo điều kiện tối ưu hơn so với chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp thị trường cơ sở xuống dốc, nhà đầu tư vẫn có thể chuyển hướng sang phái sinh. Qua đó tối ưu hiệu suất chung của thị trường.

4. Tăng hiệu quả đầu tư 

Đối với nhà đầu tư cá nhân, tham gia chứng khoán phái sinh có thể tăng hiệu suất đầu tư do thị trường có nhiều ưu điểm vượt trội. Thị trường phái sinh có phương thức giao dịch tối ưu hơn so với thị trường cơ sở. Tại thời điểm năm 2022, chứng khoán cơ sở vẫn đang đi theo cơ chế T+3, tức cổ phiếu chỉ được bán sau khi mua 3 ngày. Trong khi đó, chứng khoán phái sinh được chấp thuận giao dịch ngay trong ngày.

Cùng với đó, thị trường phái sinh được đánh giá là có thanh khoản tương đối cao. Tuy rằng các cổ phiếu cũng là một loại tài sản dễ chuyển đổi thành tiền nhưng tính thanh khoản này khá chênh lệch giữa các loại cổ phiếu. Thông thường, cổ phiếu doanh nghiệp lớn sẽ dễ được giao dịch hơn. Ngược lại, các công ty nhỏ có thanh khoản tương đối thấp.

Đặc điểm của chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh có một số đặc điểm nổi bật và tương đối khác biệt so với thị trường cơ sở như sau:

  • Là một sản phẩm chứng khoán có kỳ hạn. Khi hợp đồng được thành lập, 2 bên phải cam kết sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
  • Chứng khoán phái sinh được xây dựng dựa trên giá trị tài sản cơ sở, còn bản thân nó không có giá trị nội tại. Ví dụ, hợp đồng tương lai VN30 được xây dựng dựa trên chỉ số VN30. 

Như đã đề cập, chứng khoán phái sinh có nhiều ưu điểm so với chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, cùng với đó cũng là những rủi ro lớn. Cụ thể:

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ đòn bẩy lớn hơn nhiều lần so với chứng khoán cơ sở
  • Thanh khoản cao
  • Được phép bán khống
  • Có khả năng thu lợi ngay cả khi thị trường giảm

Nhược điểm:

  • Cần số tiền ban đầu nhiều hơn chứng khoán cơ sở
  • Đòi hỏi nền tảng kiến thức vững chắc do thị trường biến động liên tục

Đầu tư chứng khoán phái sinh có rủi ro không?

Nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn khi đấu tư chứng khoán phái sinh
Nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn khi đấu tư chứng khoán phái sinh

Đầu tư chứng khoán phái sinh có rủi ro không? – Câu trả lời ở đây sẽ là . Thực tế không chỉ riêng đầu tư chứng khoán phái sinh mà bất cứ sản phẩm chứng khoán nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. 

Khi lựa chọn hình thức đầu tư này, nhà đầu tư luôn giao dịch theo cơ chế T +1 hoặc T +0. Điều này có nghĩa là mua hôm nay xong sang hôm sau bán, hoặc thậm chí bán luôn trong ngày. 

Với cơ chế giao dịch này, nhà đầu tư cần lựa chọn thời điểm mua để bảo toàn lãi, nếu lỡ nhịp thì không nên nóng vội mà nên chờ cơ hội khác. Lãi mỗi ngày được bảo toàn, tránh việc nhà đầu tư tham lam giữ một vị thế quá lâu gây mất lãi, thậm chí thua lỗ. 

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro, các nhà đầu tư có thể tự trau dồi kiến thức mới từ các báo cáo, trang phân tích/nhận định tại các công ty chứng khoán uy tín. Có như vậy, các nhà đầu tư mới có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, không bị biến động xấu tác động đến tâm lý.

Furute X – Giao dịch tốc độ, chốt lãi tức thì

Future X - Giao dịch tốc độ, Chốt lãi tức thì
Future X – Giao dịch tốc độ, Chốt lãi tức thì

Việc tham gia đầu tư phái sinh hiện nay cũng rất đơn giản. Nhà đầu tư có thể sử dụng Future X của DNSE ngay bằng tài khoản chứng khoán cơ sở. Với dịch vụ phái sinh của DNSE, nhà đầu tư sẽ được miễn phí giao dịch, tỷ lệ cọc hợp đồng thấp nhất thị trường và có thể quản trị rủi ro tối đa bằng chức năng Quản trị theo từng lệnh.

Bài viết này đã giới thiệu khái niệm chứng khoán phái sinh là gì. Mong rằng qua đây, bạn đọc đã hiểu hơn về hình thức đầu tư này. Hãy truy cập vào DNSE thường xuyên để có thêm cho mình những kiến thức bổ ích khác nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan