Phân tích kỹ thuật | 10/11/2022

Đầu tư và định giá cổ phiếu bằng PHƯƠNG PHÁP GRAHAM như thế nào?

Phương pháp Graham là phương pháp định giá cổ phiếu nổi tiếng của nhà đầu tư lỗi lạc Benjamin Graham. Đến nay, các công thức định giá của ông còn được nhiều nhà đầu tư áp dụng và đạt được thành công. Vậy phương pháp Graham là gì? Các công thức định giá cổ phiếu bằng phương pháp này thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Phương pháp định giá cổ phiếu Graham
Đầu tư và định giá cổ phiếu bằng phương pháp Graham như thế nào?

 

Phương pháp Graham là gì?

Phương pháp Graham là phương pháp đầu tư dựa vào đo lường đánh giá các giá trị cơ bản của cổ phiếu. Các chỉ số cơ bản như thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS). Giá trị mà phương pháp này đưa ra là khoảng giá cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể mua. 

Xem thêm:

Các công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham

Thế nào là định giá cổ phiếu?

Định giá cổ phiếu là việc đánh giá các yếu tố cơ bản để đưa giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Định giá là quá trình phải thực hiện trước khi mua bất kỳ một cổ phiếu nào nếu bạn không muốn mình bị “mua hớ” mức giá quá cao.

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp Graham
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp Graham

Công thức định giá cổ phiếu số 1 của Graham

Đây là công thức đầu tiên về định giá cổ phiếu của Graham. Là một trong số các công thức được công bố trên cuốn sách “Stock Analysis”:

V = EPS x (8.5 + 2g)

Trong đó: 

  • V: Giá trị cơ bản của cổ phiếu
  • EPS: Thu nhập trên cổ phiếu sau thuế tính theo 12 tháng lũy kế gần nhất.
  • 8.5: Tỷ lệ P/E ước tính một cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập bằng 0%.
  • g: Tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân 7-10 năm tới của doanh nghiệp.

Công thức định giá cổ phiếu số 2 của Graham

Từ công thức số 1, Graham đã có sự điều chỉnh chỉ số để tạo nên công thức số 2.

V = (EPS x (8.5 + 2g) x 4.4)/y

Trong đó:

  • V: Giá trị cơ bản của cổ phiếu
  • EPS: Thu nhập trên cổ phiếu sau thuế tính theo 12 tháng lũy kế gần nhất.
  • 4.4: Tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu hoặc lãi suất phi rủi ro vào năm 1962.
  • y: Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng AAA trong 20 năm hiện tại.

Với công thức này, Graham đã đưa con số 4.4 – tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu cần đạt. Khi Graham công bố công thức này trong phương pháp vào năm 1962, lãi suất phi rủi ro (lãi suất rủi ro gần như bằng 0) tại Hoa Kỳ là 4.4% – con số tương đương lãi suất trái phiếu được cơ quan xếp hạng AAA trong kỳ hạn 20 năm. 

Cần phải nói thêm, trái phiếu đô thị hoặc trái phiếu được các cơ quan xếp hạng cao nhất là AAA. Trái phiếu này được thanh toán tất cả vốn và lợi suất kỳ vọng ban đầu khi đáo hạn. Các trái phiếu được xếp hạng bởi Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service. Những loại trái phiếu đó thỏa mãn các điều kiện để tổ chức tín dụng mua làm chứng khoán đầu tư.

Công thức định giá cổ phiếu số 3 của Graham

Tiếp theo là công thức định giá cổ phiếu số 3:

V = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½)

Trong đó:

  • V: Giá trị cơ bản của cổ phiếu.
  • EPS: Thu nhập trên cổ phiếu sau thuế tính theo 12 tháng lũy kế gần nhất.
  • BVPS (P/B): Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu được ghi nhận.

Ví dụ về việc sử dụng phương pháp Graham để định giá cổ phiếu

Ví dụ định giá cổ phiếu bằng phương pháp Graham
Ví dụ định giá cổ phiếu bằng phương pháp Graham

Một ví dụ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các công thức định giá cổ phiếu trên.
Các thông số sau đây của cổ phiếu A:

  • EPS = 3.000 VNĐ 
  • g = 10%/năm (mức tăng trưởng kéo dài 5-10 năm)
  • y = 5% (lãi suất trái phiếu doanh nghiệp là 5%)
  • BVPS (P/B) = 50.000 VNĐ/cổ phiếu. 

Áp dụng công thức 1,2,3 vào các thông số trên:

  • Công thức 1: V = EPS x (8.5 + 2g) = 3.000 x (8.5 + 2×10) = 85.500đ
  • Công thức 2: V = (EPS x (8.5 + 2g) x 4.4))/y = (3.000 x (8.5 + 2×10) x 4.4)/5 = 75.240đ
  • Công thức 3: V = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½) = (22.5 x 3.000 x 50.000) ^ (½) = 58.094đ
  • Từ ba công thức định giá cổ phiếu của Graham, ta xác định giá trị cơ bản của cổ phiếu A nằm trong khoảng từ 58.094đ – 85.500đ. Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu khi giá dưới mức 58.094đ; nhà đầu tư cũng có thể mua trong khoảng giá này và tránh mua khi cổ phiếu có giá trên 85.500đ. 

Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp Graham ở TTCK Việt Nam

Phương pháp định giá mang tác giả được ông được áp dụng thành công tại Hoa Kỳ ở thế kỷ trước. Những công thức trong phương pháp của ông sẽ phù hợp tại thị trường Việt Nam khi điều chỉnh một vài thông số:

  • Đầu tiên, ở công thức 1: V = EPS x (7 + 1.5g)

Tỷ lệ P/E đã được điều chỉnh từ 8.5 về 7 để phù hợp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, ở các công thức nên sử dụng EPS pha loãng sẽ hiệu quả hơn ở thị trường Việt Nam.

  • Tiếp theo, ở công thức 2: V = (EPS x (7 + 1.5g) x 4.4)/y

Các chuyên gia cho rằng biến số Y nên được thay bằng lãi suất trái phiếu 10 năm của chính phủ để phù hợp thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, giá trị Y này cũng được thay đổi để phù hợp trong bối cảnh lãi suất bắt đầu tăng tại Việt Nam.

Kết luận

Phương pháp Graham tuy có sự thành công của tác giả minh chứng; tuy nhiên, bối cảnh đầu tư tùy thời điểm và địa điểm sẽ khác nhau. Nhà đầu tư có thể ứng dụng nhưng nên biến đổi các thông số để phù hợp với thị trường Việt Nam. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan