Kinh tế | 01/02/2024

Biểu đồ Point and Figure – Các biến trong biểu đồ PnF

Biểu đồ Point and Figure thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, sự tương quan giữa người mua và người bán từ đó hiển thị lên đồ thị tại các mức giá khác nhau. Để hiểu rõ hơn, các nhà đầu tư hãy cùng DNSE tìm hiểu khải niệm về Point and Figure và những vấn đề xoay quanh PnF chart trong bài viết sau đây nhé!

Point and Figure là gì?

Point and Figure (biểu đồ caro) là biểu đồ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, nhằm ghi lại biến động giá trên thị trường tài chính.

Biểu đồ Point and Figure không sử dụng số hay các dấu bất kỳ. Thay vào đó, biểu đồ P&F được biểu thị dưới dạng hai ký hiệu X và O. Bởi vậy, loại biểu đồ này còn có tên gọi khác là biểu đồ Caro.

Trong đó: 

  • X thể hiện cho lực Cầu
  • O thể hiện cho lực Cung

Mặc dù P&F không còn được sử dụng phổ biến do sự xuất hiện của các mô hình khác. Tuy nhiên Point and Figure vẫn là công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích, giúp cung cấp thông tin về sự chuyển động của vùng cung – cầu và hành động giá. Từ đó nhà đầu tư có thể xác định xu hướng và mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng.

Hiểu đơn giản, khi lực cầu vượt cung thì giá sẽ tăngtạo biểu tượng “X” trên biểu đồ. Ngược lại, khi lực cung vượt cầu thì giá sẽ giảmtạo biểu tượng “O”.

Point and Figure là gì
Point and Figure là gì?

Đặc điểm nổi bật của biểu đồ Point and Figure 

Không có trục thời gian

Khác với đa phần các biểu đồ thông thường, Point and Figure không có trục thời gian nằm ngang. Thay vào đó, P&F chỉ tập trung vào sự thay đổi về giá thông qua hình và điểm biểu thị trên biểu đồ. Từ đó hình thành các điểm mới trên biểu đồ.

Quy tắc 3 ô đảo chiều

Biểu đồ Point and Figure thay đổi hướng đi (từ X sang O hoặc ngược lại) chỉ khi giá di chuyển ít nhất 3 ô theo chiều ngược lại. Bởi vậy khi quan sát trên biểu đồ, bạn sẽ không thấy cột nào có ít hơn 3 ký tự X hoặc O. Điều này giúp loại bỏ những biến động nhỏ và tập trung vào các điểm quan trọng trong xu hướng giá.

Thang đo semi-log

Đây là yếu tố giúp nhà đầu tư làm rõ và tăng cường sự hiển thị của các dữ liệu có sự chênh lệch lớn, đồng thời giữ cho biểu đồ cân đối và dễ hiểu. Thang đo semi-log là phương pháp biểu thị dữ liệu trên biểu đồ, trong đó trục tung được chia thành các tỷ lệ không đều nhau. Thay vì sử dụng đơn vị tuyến tính như: 1, 2, 3, 4 thì thang đo semi-log sử dụng đơn vị theo tỉ lệ logarit như: 1, 10, 100, 1000. Hiểu đơn giản, khoảng giá trị nhỏ sẽ được biểu diễn dưới dạng khoảng cách nhỏ hơn, khoảng giá trị lớn sẽ được biểu diễn dưới dạng khoảng cách lớn hơn.

Tín hiệu rõ ràng

Một trong những ưu điểm lớn của biểu đồ Point and Figure là việc cung cấp các tín hiệu rõ ràng. Những tín hiệu này sẽ được biểu thị dưới dạng hình Care, giúp trader dễ nhận diện và quan sát. Bạn có thể hình dung, khi một cột mới tạo ra vượt mức giá trước đó thì đây là tín hiệu mua. Ngược lại, một mới tạo ra thấp hơn giá trước đó là tín hiệu bán.

Dễ nhận biết mức kháng cự và hỗ trợ

Biểu đồ Point and Figure biểu thị thay đổi mức giá trên những ô vuông đều nhau, bởi vậy việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự cũng sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn cho nhà đầu tư.

Dễ tính toán mục tiêu và điểm dừng

Đối với mọi tín hiệu phá vỡ mức giá, trader hoàn toàn có thể tính toán dễ dàng về các mục tiêu cũng như điểm dừng tương ứng.

Đặc điểm nổi bật của biểu đồ Point and Figure 
Đặc điểm nổi bật của biểu đồ Point and Figure

Các biến trong biểu đồ Point and Figure 

Thực tế, biểu đồ Point and Figure không yêu cầu nhà đầu tư phải tính toán, tuy nhiên P&F sẽ yêu cầu ít nhất hai biến bao gồm:

  • Kích thước hộp (box size): Là số tiền cụ thể (ví dụ 1$) hoặc tỉ lệ phần trăm (ví dụ 3% giá hiện tại). Điều này được hiểu là kích thước hộp sẽ dao động dựa trên biến động.
  • Lượng đảo chiều (reversal amount): Yếu tố này thường gấp 3 lần kích thước hộp. Ví dụ, box size là 3$ thì lượng đảo chiều là 9$.
Các biến trong biểu đồ Point and Figure 
Các biến trong biểu đồ Point and Figure

Ngoài ra, biểu đồ có thể có thêm một biến tùy chọn sử dụng giá cao và thấp cho tài sản cơ bản hoặc sử dụng mức giá đóng cửa. 

Sử dụng giá cao và thấp là tạo ra nhiều X và O hơn. Trong khi đó, sử dụng giá đóng cửa sẽ tạo ra ít X và O hơn. 

Các đường trendline chính trong biểu đồ Caro

Các đường trendline chính trong P&F thường được hình thành khi xu hướng đầu tiên của biểu đồ bị phá vỡ bởi tín hiệu mua hoặc bán. Ngay sau khi xu hướng này bị phá vỡ, đường trendline mới sẽ được vẽ từ đáy hoặc đỉnh gần nhất mà không cần chờ đợi đến việc hình thành các đỉnh hoặc đáy thứ hai, thứ ba. Dưới đây là 04 đường trendline chính trong biểu đồ Caro.

Các đường trendline chính trong biểu đồ Caro
Các đường trendline chính trong biểu đồ Caro

Đường hỗ trợ tăng – Bullish Support Line

Đường hỗ trợ tăng là đường trendline chính, không bị ảnh hưởng từ việc hình thành đáy và đỉnh, đồng thời cũng vô cùng khách quan. Bullish Support Line được vẽ từ đáy của đồ thị và chạy hướng lên đi theo góc 45°.

Đường hỗ trợ giảm – Bearish Support Line

Đường hỗ trợ giảm là đường trend phụ và trong một xu hướng giảm giá sẽ có chức năng giới hạn giá giảm quá sâu. Đường trendline này được xác định thông qua việc lấy các tín hiệu bán đầu tiên có sự phá qua đường trend tăng và nó sẽ được vẽ từ đáy của cột màu đỏ nằm ở phía bên phải.

Đường kháng cự giảm – Bearish Resistance Line

Bearish Resistance Line là đường thể hiện sức mạnh của một xu hướng giảm. Đường kháng cự giảm được vẽ chạy từ đỉnh đồ thị sau đó đi xuống một góc 45 độ.

Đường kháng cự tăng – Bullish Resistance Line

Đường kháng cự tăng là đường trend phụ và nó chỉ mang ý nghĩa về việc ước lượng sức mạnh cản trở trong một xu hướng tăng của giá. Đường này sẽ được từ dựa vào cột X ở phía dưới của cột giảm O sau khi giá đã tạo ra tín hiệu mua đầu tiên và có sự phá vỡ đi đường kháng cự giảm nằm ở trước đó.

Hạn chế của biểu đồ Caro

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như tín hiệu rõ ràng, dễ tính toán mục điều/điểm dừng,… biểu đồ Caro vẫn tồn tại một số những hạn chế nhất định như:

  • Ít thông tin: Point and Figure có thể cung cấp cái nhìn đơn giản về biến động giá, do đó chúng cung cấp ít thông tin hơn các kỹ thuật biểu đồ khác, chẳng hạn như biểu đồ nến.
  • Có thể phản ứng chậm với thay đổi giá: Biểu đồ P&F dựa trên biến động giá lớn, bởi vậy nhà đầu tư không thể nhận được tín hiệu nhanh như các biểu đồ kỹ thuật khác.
  • Tính chủ quan: Việc lựa chọn kích thước hộp và tiêu chí đảo chiều cho biểu đồ P&F có thể mang tính chủ quan. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến cách hiểu và kết quả khác nhau giữa các nhà giao dịch.

Mục tiêu của biểu đồ Point and Figure chính là xác định những điểm thay đổi giữa lực cung và lực cầu (nguyên nhân tạo ra những cú phá ngưỡng). Bởi lẽ, những thay đổi này có thể dẫn đến những biến động giá lớn trong tương lai. Tuy nhiên, dạng biểu đồ này cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Nhà đầu tư nên bám sát dòng chảy dữ liệu của thị trường và sử dụng thêm các dạng biểu đồ phổ biến khác như: line chart, bar chart, biểu đồ nến,…

> Xem thêm: Các mẫu hình cơ bản trong chứng khoán dành cho nhà đầu tư

Biểu đồ Point and Figure có lãng quên?

Biểu đồ Point and Figure không hoàn toàn bị lãng quên. Tuy nhiên P&F không còn được sử dụng phổ biến như trước đây.

Vào thế kỷ 20 biểu đồ P&F rất phát triển và từng là công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất. 

Tuy nhiên, vào những năm 1970, các loại biểu đồ khác như biểu đồ đường, biểu đồ nến… trở nên phổ biến. Các biểu này này dễ đọc hơn, đồng thời cũng cung cấp nhiều thông tin hơn.

Do đó, biểu đồ P&F dần bị lãng quên. Tuy nhiên hiện nay một số nhà đầu tư cảm thấy biểu đồ này giúp họ giao dịch dễ dàng hơn do khả năng thể hiện xu hướng giá một cách trực quan và rõ ràng hơn.

Như vậy trên đây là khái niệm biểu đồ Point and Figure là gì và một số thông tin xoay quanh vấn đề này. Rất mong rằng bài viết trên của DNSE sẽ giúp bạn có những kiến thức giúp ích cho việc giao dịch.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan