Tài chính - Ngân hàng | 17/08/2023

Tài khoản đồng sở hữu là gì? Vợ chồng có nên dùng chung tài khoản?

Tài khoản đồng sở hữu có một số đặc điểm giống với tài khoản thông thường. Tuy vậy, loại tài khoản này có những lợi ích và những đặc điểm nổi bật.


Tài khoản đồng sở hữu (Joint Account) là gì?

Tài khoản đồng sở hữu (Joint Account) là gì?

Tài khoản đồng sở hữu (Joint Account) là gì?

Tài khoản đồng sở hữu  (Joint Account) là tài khoản ngân hàng có từ hai hoặc nhiều cá nhân sở hữu trở lên. 

Thông thường, các loại tài khoản đồng sở hữu được sử dụng bởi các cặp vợ chồng, người thân hay đối tác kinh doanh có mức độ tin tưởng nhất định. 

Loại tài khoản này cho phép bất cứ ai có quyền sở hữu đều có thể truy cập để rút nạp, sao kê các khoản tiền… 

Hiện nay, có rất nhiều cách để tạo tài khoản đồng sở hữu. Mỗi loại thì sẽ có phương thức riêng về truy cập cũng như việc xử lý tài sản sau khi một trong những chủ sở hữu qua đời.

Đặc điểm của tài khoản đồng sở hữu

Mặc dù, tài khoản đồng sở hữu hoạt động giống như những tài khoản thông thương nhưng có các điểm nổi bật như:

  • Cách thức hoạt động: Mặc dù cách hoạt động của tài khoản đồng sở hữu giống như tài khoản thông thường nhưng chúng có thể có hai hoặc nhiều người cùng ủy quyền.
  • Các loại tài khoản đồng chủ tài khoản: Tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng hoặc các sản phẩm tín dụng như cho vay, hạn mức tín dụng (LOC), thế chấp.
  • Số lượng chủ thể sở hữu tài khoản: Các loại tài khoản này thường không có giới hạn về số lượng các cá nhân sở hữu hoặc chia sẻ tài khoản.
  • Xử lý giao dịch: Cần phải có chữ ký của tất cả những người cùng sở hữu tài khoản..

Cách mở tài khoản đồng sở hữu

Các bước để lập một tài khoản đồng sở hữu rất đơn giản, gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Các chủ thể đến chi nhánh ngân hàng muốn mở tài khoản để được tư vấn, hỗ trợ lập tài khoản.
  • Bước 2: Những người đồng sở hữu cần cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản như: Họ tên, CCCD, hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ,… 
  • Bước 3: Điền vào mẫu đơn đăng ký mở tài khoản.
  • Bước 4: Sau khi ngân hàng mở tài khoản thành công, giao dịch viên sẽ cung cấp thông tin tài khoản và thẻ cho các chủ sở hữu.

Vợ chồng có nên dùng chung tài khoản?

Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng chọn hợp nhất tài khoản tài chính để quản lý dễ dàng, nhưng đôi khi nó cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. 

Nếu đang suy nghĩ việc hợp nhất tài khoản ngân hàng với nửa kia, bạn có thể cân nhắc những lợi ích và hạn chế dưới đây.

Lợi ích

  • Tính tiện lợi trong thanh toán và quản lý tài chính: Việc hợp nhất tài khoản ngân hàng cho phép vợ chồng có thể sử dụng nguồn tiền chung một cách thuận tiện khi cần. Điều này giúp đơn giản hóa việc thanh toán các hóa đơn hàng ngày hoặc giải quyết các vấn đề tài chính của gia đình.
  • Dễ dàng trong tình huống khẩn cấp: Trong trường hợp một trong hai người bất ngờ qua đời hoặc xảy ra sự cố, người còn lại có thể dễ dàng truy cập vào tài khoản chung mà không cần phải thông qua di chúc hoặc quá trình pháp lý phức tạp.
  • Minh bạch và dễ dàng theo dõi tài chính: Tài khoản chung giúp cả hai vợ chồng có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của gia đình. Việc theo dõi và kiểm tra các giao dịch rút tiền và thanh toán trở nên dễ dàng, giúp ngăn chặn bất kỳ sự nhầm lẫn hay bỏ sót nào.

Hạn chế 

Mặc dù hợp nhất tài khoản ngân hàng mang đến nhiều lợi ích, nhưng cũng có những hạn chế quan trọng cần xem xét:

  • Mất độc lập tài chính: Đối với một số người, việc hợp nhất tài khoản có thể làm mất đi cảm giác độc lập về tài chính. Họ có thể cảm thấy bị theo dõi trong việc quản lý chi tiêu và không còn sự tự do trong việc sử dụng tiền.
  • Rủi ro tài chính cá nhân: Sự kết hợp tài khoản có thể dẫn đến rắc rối trong trường hợp một trong hai người có các khoản nợ chưa thanh toán như nợ tín dụng hoặc trợ cấp nuôi con. Khi ngân hàng trừ tiền từ tài khoản chung, việc trả nợ có thể gây áp lực và xung đột.

Tài khoản đồng sở hữu sẽ ra sao nếu xảy ra tranh chấp?

Cách giải quyết tranh chấp khi tài khoản xảy ra tranh chấp
Cách giải quyết tranh chấp khi tài khoản xảy ra tranh chấp

Khi tài khoản đồng sở hữu xảy ra tranh chấp giữa các bên thì việc xử lý sẽ được căn cứ khoản 3 Điều 7 Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN. 

Việc sử dụng tài khoản đồng chủ tài khoản phải thực hiện theo đúng các nội dung cam kết và thỏa thuận trong Văn bản thỏa thuận (hợp đồng) quản lý và sử dụng tài khoản chung.

Trừ khi có các thỏa thuận khác về cách thức sử dụng tài khoản chung, quyền và trách nhiệm của mỗi đồng chủ tài khoản trong việc sử dụng tài khoản chung, phương thức giải quyết khi có tranh chấp, thì việc sử dụng tài khoản đồng chủ tài khoản thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Các đồng chủ tài khoản có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản chung và việc sử dụng tài khoản phải có sự chấp thuận của tất cả những người là đồng chủ tài khoản. Mỗi đồng chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán cho toàn bộ các nghĩa vụ nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản.
  • Thông báo liên quan đến sử dụng tài khoản cho một đồng chủ tài khoản được coi như thông báo tới tất cả các đồng chủ tài khoản.
  • Các đồng chủ tài khoản được uỷ quyền cho nhau hoặc uỷ quyền cho người khác trong việc sử dụng và định đoạt tài khoản chung trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Khi đồng chủ tài khoản là cá nhân chết, bị tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc tổ chức bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng tài khoản và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản được giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lưu Kim Lân

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan