Kiến thức tổng quan | 31/12/2021

Tài sản đảm bảo là gì? Những kiến thức nhà đầu tư cần biết về tài sản đảm bảo

Để vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tài chính ngày nay đòi hỏi bạn phải có tài sản đảm bảo. Vậy tài sản đảm bảo là gì? Tại sao ngân hàng lại yêu cầu tài sản đảm bảo khi cho vay? Bài viết sau đây sẽ cho bạn những câu trả lời chính xác và rõ ràng nhất. Cùng đọc tiếp nhé!

Tài sản đảm bảo là gì?

Khái niệm về tài sản đảm bảo
Khái niệm về tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo (hay còn gọi là tài sản thế chấp) trong tiếng Anh là Collateral. Thuật ngữ này đề cập đến một tài sản mà người cho vay chấp nhận làm bảo đảm cho một khoản vay. 

Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản hoặc các loại tài sản có giá trị khác. Tùy thuộc vào mục đích của khoản vay mà người cho vay chấp nhận những loại tài sản khác nhau. 

Tài sản thế chấp đóng vai trò như một hình thức bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro. Nghĩa là, nếu người đi vay mất khả năng trả nợ, người cho vay có thể thu giữ tài sản thế chấp và bán tài sản đó để bù đắp một phần hoặc toàn bộ khoản lỗ từ việc cho vay. 

Tại sao cần có tài sản đảm bảo khi cho vay

Tài sản thế chấp giúp đảm bảo rằng người vay theo kịp nghĩa vụ tài chính của họ.
Tài sản thế chấp giúp đảm bảo rằng người vay theo kịp nghĩa vụ tài chính của họ.

Trước khi người cho vay cấp cho bạn một khoản vay, họ muốn biết rằng bạn có khả năng hoàn trả khoản vay đó. Đó là lý do tại sao phần lớn người cho vay yêu cầu một số hình thức bảo đảm. Hình thức bảo đảm này được gọi là tài sản thế chấp nhằm giảm thiểu rủi ro cho người cho vay.  

Tài sản thế chấp giúp đảm bảo rằng người vay theo kịp nghĩa vụ tài chính của họ. Trong trường hợp người đi vay không trả được nợ, người cho vay có thể thu giữ tài sản thế chấp và bán tài sản thế chấp đó. Số tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ được bù trừ vào phần chưa thanh toán của khoản vay. Ngoài ra, người cho vay còn có thể chọn khởi kiện người vay để thu hồi bất kỳ số dư nào còn lại.

Cách thức hoạt động của tài sản đảm bảo

Như đã đề cập ở trên, tài sản bảo đảm có thể có nhiều hình thức. Thông thường, nó liên quan đến bản chất và mục đích của khoản vay. Do đó, có khoản vay được thế chấp bằng cả một căn hộ, cũng có khoản vay mua ô tô được thế chấp bằng chính chiếc ô tô đó. Các khoản vay cá nhân, không cụ thể khác có thể được thế chấp bằng các tài sản khác. 

Ví dụ: Thẻ tín dụng có bảo đảm có thể được thế chấp bởi một khoản đặt cọc tiền mặt bằng với số tiền trong hạn mức tín dụng của thẻ đó. Nói dễ hiểu là bạn phải đặt cọc 5 triệu tiền mặt với hạn mức tín dụng 5 triệu trong thẻ. 

Các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp thường có lãi suất thấp hơn đáng kể so với các khoản vay không có thế chấp. Yêu cầu của người cho vay đối với tài sản thế chấp của người đi vay được gọi là quyền thế chấp. Đây là một quyền hợp pháp để yêu cầu một tài sản đảm bảo khi cho vay. Lúc này, người đi vay có lý do thúc đẩy để trả nợ đúng hạn. Bởi vì nếu họ vỡ nợ, họ có thể mất nhà hoặc tài sản đã cầm cố.

Các loại tài sản có thể dùng để thế chấp (đảm bảo)

Người cho vay chấp nhận các loại tài sản đảm bảo nào?
Người cho vay chấp nhận các loại tài sản đảm bảo nào?

Bản chất của tài sản đảm bảo thường được xác định trước bởi loại cho vay. Khi bạn vay thế chấp bất động sản, ngôi nhà của bạn sẽ trở thành tài sản đảm bảo. Nếu bạn vay mua ô tô, thì chính chiếc ô tô là tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Các loại tài sản đảm bảo mà người cho vay thường chấp nhận bao gồm ô tô, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng và tài khoản đầu tư. Tài khoản hưu trí thường không được chấp nhận làm tài sản thế chấp.

Bạn cũng có thể sử dụng ngân phiếu lương trong tương lai làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn. Các ngân hàng truyền thống cung cấp các khoản vay như vậy, thường cho các kỳ hạn không quá vài tuần. Các khoản vay ngắn hạn này là một lựa chọn trong trường hợp khẩn cấp thực sự. Tuy nhiên, ngay cả khi cần tiền gấp, bạn cũng nên đọc kỹ hợp đồng cho vay và so sánh tỷ giá.

Ví dụ về khoản cho vay cần tài sản đảm bảo

Thế chấp nhà ở là một khoản vay trong đó căn nhà là tài sản đảm bảo. Nếu chủ nhà trễ hạn thanh toán nợ ít nhất 120 ngày, người cho vay có thể bắt đầu các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo. Điều này có thể dẫn đến việc người cho vay sẽ chiếm hữu căn nhà thông qua việc tịch thu nhà. Khi tài sản được chuyển cho người cho vay, nó có thể được bán để trả nợ gốc còn lại của khoản vay.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất mà nhà đầu tư cần biết về tài sản đảm bảo. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ trả lời được câu hỏi “tài sản đảm bảo là gì?” nhé. Cuối cùng, DNSE xin chúc bạn sớm đạt được mục tiêu tài chính của mình trong tương lai.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lê Thanh Thảo

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan