Quản lý tài sản | 06/02/2023

Thế nào là thói quen chi tiêu xấu? Điểm mặt 7 thói quen khiến tiền của bạn không cánh mà bay

Kiểm soát hành vi chi tiêu là một trong những bước đầu tiên để bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng DNSE điểm mặt những thói quen chi tiêu xấu và giải pháp khắc phục chúng nhé. 

7 thói quen chi tiêu xấu mà mọi người thường mắc phải 
7 thói quen chi tiêu xấu mà mọi người thường mắc phải 

Thế nào là thói quen chi tiêu xấu?

Thói quen chi tiêu xấu là những thói quen khiến bạn sử dụng tiền không hiệu quả. Chúng khiến bạn bị rơi vào tình trạng thiếu thốn, không đủ tiền tiêu. Những thói quen chi tiêu xấu biểu hiện ở rất nhiều dấu hiệu mà đôi khi chính chúng ta không để tâm tới. 

Giấu diếm hoặc lấp liếm về số tiền mua sắm

Một số người không muốn công khai số tiền mua sắm của mình để trốn tránh cảm giác tội lỗi khi đã trót xuống tay quá đà. Tuy nhiên việc lấp liếm này không giúp bạn cải thiện được khả năng quản lý chi tiêu của mình. Mỗi lần tặc lưỡi cho qua là một lần bạn cho phép mình tiêu xài hoang phí lần nữa. Thay vì giấu diếm, cần nhìn nhận thẳng thắn và cam kết rõ ràng để không lặp lại sai lầm.

Quá nghiện chi tiêu trên sàn TMĐT

Thương mại điện tử đem đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm thuận tiện và nhanh chóng. Hàng loạt voucher giảm giá và các ưu đãi hấp dẫn được tung ra mỗi mùa sale nhằm thu hút người mua. Tuy nhiên chính điều đó cũng góp phần khiến bạn dễ xuống tiền một cách bốc đồng không kiểm soát. 

Mua sắm vì số lượng hơn là chất lượng

Nhiều người có thói quen mua sắm những món đồ rẻ để sở hữu được nhiều món cùng một lúc. Tuy nhiên, rất có thể bạn sẽ phải liên tục sửa chữa những món đồ kém chất lượng đó, thậm chí là thay mới nhanh chóng. Thay vào đó, bạn nên đầu tư cho những sản phẩm chất lượng tốt và sử dụng được lâu dài. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền trong dài hạn, không phải thay mới hoặc sửa chữa nhiều. 

Mua vì được giảm giá

Bẫy giảm giá là một trong những sai lầm chi tiêu mà nhiều người mắc phải
Bẫy giảm giá là một trong những sai lầm chi tiêu mà nhiều người mắc phải 

Bạn có bao giờ mua một món đồ chỉ vì chúng được giảm giá dù không thực sự cần? Nếu câu trả lời là có thì bạn đã rơi vào một trong những bẫy chi tiêu phổ biến. Món đồ giảm giá mà bạn vừa mua có thể sẽ chỉ dùng vài buổi, thậm chí không được sử dụng. Bởi ngay từ đầu bạn đã không có nhu cầu.

Thói quen chi tiêu theo cảm xúc 

Nhiều người thú nhận mua sắm là cách hữu hiệu để giải tỏa nỗi buồn, sự căng thẳng trong cuộc sống. Nhưng đó chỉ là phương pháp tức thời, niềm vui từ việc sở hữu những món đồ mới thường không kéo dài lâu. Hơn nữa, nó còn làm bạn chi tiêu mất kiểm soát và lãng phí tiền bạc. Bạn có thể sẽ mua những món đồ không thực sự cần thiết mà chỉ vì hứng thú nhất thời. 

Quá lạm dụng thẻ tín dụng để hỗ trợ cho vấn đề chi tiêu

Thẻ tín dụng là một giải pháp tuyệt vời giúp bạn sở hữu món đồ mình yêu thích khi chưa đủ tiền. Tuy nhiên việc sa đà vào nó có thể khiến bạn tốn khá nhiều tiền bạc. Theo một thống kê, sử dụng thẻ tín dụng sẽ khiến bạn chi tiêu nhiều hơn bình thường từ 15 – 20%. Ngoài ra bạn còn phải trả lãi suất cho số tiền đã vay để tiêu dùng. Do đó hãy cân nhắc sửu dụng thẻ tín dụng hợp lý. 

Không nhớ rõ các khoản chi tiêu hay nguồn tiền đi đâu

Một vấn đề nhiều người gặp phải là không có kế hoạch hay một bản ngân sách chi tiêu hàng tháng. Kết quả là bạn không cân đối được chi tiêu và tiêu quá trớn vào một khoản nào đó. Tiền của bạn biến mất mà bạn không nhớ rõ chúng được tiêu khi nào, vào việc gì. Thậm chí bạn sẽ phải sử dụng tới thẻ tín dụng để bù đắp các khoản chênh lệch. 

Những phương pháp cải thiện thói quen chi tiêu

Xây dựng thói quen chi tiêu tốt để quản lý tài chính cá nhân
Xây dựng thói quen chi tiêu tốt để quản lý tài chính cá nhân

Nói chuyện với người thân, bạn bè

Bạn có thể chia sẻ với người thân và bạn bè về cách quản lý chi tiêu. Có thể chính những người xung quanh bạn cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Bạn có thể cùng tìm ra giải pháp hợp lý hoặc học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm hơn. 

Tham gia các hoạt động thay vì quá tập trung vào mua sắm

Để không bị vướng vào bẫy mua sắm theo cảm xúc, bạn nên tìm kiếm niềm vui trong những hoạt động lành mạnh khác. Như chơi một môn thể thao, học một ngoại ngữ mới, gặp gỡ bạn bè,… Nuôi dưỡng những sở thích tốt và bạn sẽ không cần đến mua sắm như “cứu cánh” của mình mỗi khi tâm trạng tồi tệ. 

Lên kế hoạch chi tiêu hàng tuần, hàng tháng

Một kế hoạch chi tiêu hàng tháng sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp bạn theo dõi việc thu – chi của mình. Bạn có thể dùng một cuốn sổ tay nhỏ hoặc theo dõi thu chi bằng phần mềm quản lý chi tiêu trên điện thoại. Sau đó chia nhỏ những khoản chi trong tháng và phân bổ số tiền phù hợp. Hãy cân nhắc điều gì là những khoản chi thực sự cần thiết. Và quan trọng là bạn cần phải thành thật và chính xác, sắp xếp các khoản chi trong khuôn khổ ngân sách cho phép. 

Tìm kiếm cơ hội tiết kiệm và đầu tư

Thay vì để tiền nhàn rỗi và phát sinh các nhu cầu mua sắm không cần thiết, bạn có thể tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời. Có rất nhiều phương pháp giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả. Gửi tiết kiệm ngân hàng là một kênh tiết kiệm an toàn và phổ biến, ít rủi ro. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm tiết kiệm khác của các tổ chức tài chính với mức lãi suất hấp dẫn hơn. 

Sản phẩm tiết kiệm Trứng vàng của DNSE là một lựa chọn bạn có thể cân nhắc. Sản phẩm tích hợp nhiều lợi ích vượt trội như: không giới hạn số tiền giao dịch, lợi tức tối ưu và nạp rút tiền 24/7. Với đa dạng loại sản phẩm, lãi suất và kỳ hạn để phù hợp với từng đối tượng khách hàng. 

Kết

Loại bỏ thói quen xấu trong chi tiêu là bước đầu tiên giúp bạn tiến tới tự do tài chính. Bài viết của DNSE đã lý giải thế nào là thói quen chi tiêu xấu. Mong rằng những nội dung trên sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn trên con đường làm chủ tài chính cá nhân.  

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Phuong Thanh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan