Bảo hiểm - Thuế | 29/03/2022

Thuế VAT là gì? Thuế VAT có vai trò gì với nền kinh tế?

VAT là loại thuế quen thuộc thường xuyên được đề cập đối với các tổ chức kinh doanh cũng như người tiêu dùng. Vậy thuế VAT là gì? Và cách tính thuế VAT mới nhất như thế nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu ngay những chia sẻ liên quan đến thuế VAT trong bài viết dưới đây.

Thuế VAT là gì?

Thuế VAT (Value-Added Tax) hay còn được gọi là thuế giá trị gia tăng. Đây là một dạng của thuế gián thu. Loại thuế này được đánh vào từng khâu, từ sản xuất, lưu thông cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng cuối cùng là đối tượng phải chịu trực tiếp tiền thuế đó. Còn doanh nghiệp, tổ chức chỉ là người đứng ra nộp hộ thuế cho Nhà nước. Mức thuế VAT thường thấy là 10%.

Ví dụ, bạn mua hàng với giá 100.000đ sẽ phải trả thêm 10% thuế VAT tương ứng: 100.000 x 10% = 10.000đ. Vậy tổng số tiền bạn phải trả là 110.000đ

Pháp là đất nước đầu tiên ban hành thuế VAT vào năm 1954, sau đó loại thuế này đã được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới

Đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng

  • Là một loại thuế gián thu: VAT được đánh trên các khâu tiêu thụ của hàng hóa. Người chịu thuế trực tiếp là người tiêu dùng cuối nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp.
  • Là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp: VAT đánh vào tất cả các giai đoạn lưu thông hàng hóa nhưng chỉ dựa trên phần giá trị tăng thêm của các giai đoạn đó.
  • Thuế VAT có phạm vi đánh thuế rộng. Hầu hết các hàng hóa được lưu hành đều phải chịu thuế Giá trị gia tăng. Có rất ít sản phẩm nằm trong danh mục được miễn thuế VAT.

Vai trò của thuế VAT đối với nền kinh tế 

Thuế VAT có vai trò rất quan trọng, là công cụ giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế của cả quốc gia. Cụ thể:

  • Thuế VAT tạo nên nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước 
  • Tổ chức và quản lý thu thuế dễ dàng hơn so với các loại thuế khác, vì không cần đi sâu phân tích, xem xét về sự hợp lý của thuế.
  • Thuế VAT hàng nhập khẩu lớn sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nội địa
  • Thuế VAT rõ ràng, đơn giản và có ít thuế suất
  • Thuế VAT chống thất thu vô cùng hiệu quả
  • Thuế VAT giúp nâng cao tính tự giác trong việc nộp thuế
  • Tăng cường đến công tác, kế hoạch và thúc đẩy việc mua bán có hóa đơn
  • Thuế VAT góp phần hoàn thiện chính sách thuế tại Việt Nam

Hướng dẫn cách tính thuế VAT năm 2022

Khoản thuế VAT sẽ được tính dựa trên căn cứ cụ thể nào? Hiện nay có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Dưới đây là cách tính chi tiết về 2 phương pháp này.

Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp tính thuế này áp dụng với các trường hợp: 

  • Cơ sở kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng 
  • Các cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế VAT
  • Các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ, hàng hóa để thăm dò tìm kiếm khai thác dầu khí. Công thức tính:

Thuế VAT = thuế VAT đầu ra – thuế VAT đầu vào đã được khấu trừ

Trong đó:

  • Thuế VAT đầu ra chính là thuế VAT của dịch vụ, hàng hóa được bán ra
  • Thuế VAT đầu vào đã được khấu trừ là thuế VAT ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng khi sử dụng dịch vụ, mua hàng hóa, chứng từ nộp thuế VAT của hàng nhập khẩu. Nói một cách dễ hiểu thì đây là mức thuế được tính dựa trên giá mua vào ban đầu.

Ví dụ: Công ty A nhập 1 lô hàng có giá trị là 100 triệu. Thuế suất VAT cho lô hàng này là 10%, như vậy số thuế VAT đầu vào của lô hàng trên là 10 triệu đồng. Sau khi công ty A xuất bán lô hàng trên với giá là 170 triệu, người mua phải nộp tiền thuế tổng là 17 triệu. Khi đó, thuế giá trị gia tăng của công ty A cần nộp vào ngân sách nhà nước là: 17 triệu – 10 triệu = 7 triệu (đây chính là việc khấu trừ thuế).

Thuế VAT được tính trực tiếp:

Phương pháp tính thuế VAT trực tiếp sẽ áp dụng với các trường hợp: 

  • Cơ sở kinh doanh không thực hiện đầy đủ các chế độ chứng từ, kế toán theo quy định;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động theo Luật đầu tư; 
  • Các tổ chức có hoạt động mua bán các loại vàng bạc, đá quý; 
  • Cơ sở kinh doanh khác không áp dụng phương pháp tính thuế VAT khấu trừ

Thuế VAT được tính trực tiếp trên giá trị tăng thêm của sản phẩm. Cụ thể:

VAT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT

Trong đó: 

  • Thuế suất GTGT là 10%
  • Giá trị gia tăng = giá bán ra – giá mua vào

Ví dụ: Công ty mua vật liệu đầu vào với giá 10 triệu sau đó bán ra với giá 17 triệu. Vậy VAT phải nộp là: (17.000.000 – 10.000.000) x 10% = 70.000đ

Ngoài ra, từ ngày 1/2/2022, để thúc đẩy và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, Chính phủ nước ta đã ban hành Nghị định giảm thuế VAT xuống chỉ còn 8% đối với một số mặt hàng như viễn thông, chứng khoán, bảo hiểm,… Đây là điều chỉnh được nhiều người đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng để vượt qua khó khăn sau đại dịch.

Kết luận

Bài viết là chia sẻ của DNSE về thuế Giá trị gia tăng (VAT). Hy vọng qua đây, bạn đã hiểu được thuế VAT là gì. Cùng với đó là cách tính thuế VAT tương ứng. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán khác, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan