Phân tích kỹ thuật | 29/03/2023
Tối ưu giao dịch với phương pháp đa khung thời gian
Bạn muốn tìm hiểu cách tăng cường hiệu quả giao dịch và tối ưu hóa chiến lược của mình? Hãy tìm hiểu và phân tích thị trường kỹ càng hơn thông qua phương pháp giao dịch đa khung thời gian. Bài viết này DNSE sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao dịch theo đa khung thời gian là gì? Cũng như lợi ích và cách sử dụng phương pháp này để đạt được kết quả tốt hơn trong thị trường tài chính.
Khung thời gian là gì?
Khung thời gian là một khoảng thời gian tương ứng với một dữ liệu để hình thành lên biểu đồ giá. Khung thời gian này bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ biểu đồ biến động giá của cổ phiếu hoặc đồng coin. Ví dụ:
- Với khung thời gian 1 phút thì cứ sau 1 phút biểu đồ sẽ hình thành một cây nến.
- Với khung thời gian 1 giờ thì cứ sau 1 giờ biểu đồ sẽ hình thành một cây nến.
Những dữ liệu này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một đồ thị biến động giá theo khung phút, giờ, tuần,… tùy thuộc theo lựa chọn của bạn.
Lưu ý: Ở một số thị trường như Forex, khung thời gian thường được viết tắt bằng các ký hiệu như: M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W1 và MN. Cụ thể: M1, M5, M15 và M30 lần lượt tương ứng với các khung thời gian trong 1 phút, 5 phút, 15 phút và 30 phút. H1 và H4 tương ứng với khung thời gian trong 1 giờ và 4 giờ.
Trong khi đó ở chứng khoán, trên biểu đồ giá, nhà đầu tư sẽ thấy các nút chọn mốc thời gian 1M, 5M, 15M, ứng với 1 phút, 5 phút hay 15 phút.
Giao dịch theo đa khung thời gian là gì?
Giao dịch theo đa khung thời gian là việc xem xét và phân tích kỹ lưỡng dữ liệu trong nhiều khung thời gian khác nhau (thay vì một khung thời gian cố định). Từ đó trader có thể đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
Phân tích giao dịch theo đa khung thời gian là việc kết hợp hai thậm chí là ba khung thời gian khác nhau.
Ví dụ kết hợp cả việc xem xét khung thời gian lớn và nhỏ. Như vậy: Khung thời gian lớn dùng để xem xét xu hướng dài hạn; Khung thời gian nhỏ dùng để xác định điểm vào lệnh.
Tại sao lại cần phân tích giao dịch theo đa khung thời gian?
Thay vì đưa ra quyết định đầu tư chỉ dựa vào một khung thời gian duy nhất, việc phân tích giao dịch theo đa khung thời gian sẽ giúp các trader có một bức tranh toàn cảnh hơn nhiều.
- Cung cấp cái nhìn tổng quan: Bằng cách xem xét nhiều khung thời gian, trader có thể xác định xu hướng và tín hiệu giao dịch trong thời gian dài hơn. Những tín hiệu này có thể không rõ ràng nếu chỉ xem một khung thời gian duy nhất.
- Giúp đánh giá tình hình hiện tại: Phân tích giao dịch theo đa khung thời gian giúp xác định vị trí hiện tại của giá trên biểu đồ lớn hơn. Điều này có thể giúp trader xác định xem giá đang trong xu hướng tăng, giảm hay tình trạng đảo chiều.
- Tăng độ chính xác: Xem xét nhiều khung thời gian giúp tăng độ chính xác của các tín hiệu giao dịch. Nếu các tín hiệu xảy ra trên nhiều khung thời gian khác nhau, thì đây là một tín hiệu rõ ràng hơn để các nhà giao dịch có thể tham khảo.
- Giúp quản lý rủi ro: Bạn có thể sử dụng phân tích giao dịch theo đa khung thời gian để xác định điểm vào và thoát khỏi thị trường. Điều này giúp giảm rủi ro và tăng độ hiệu quả của giao dịch.
Vì những lý do trên, phân tích giao dịch theo đa khung thời gian là một phương pháp quan trọng, hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận tốt mà bạn nên nắm rõ.
Sai lầm khi giao dịch theo đa khung thời gian cần tránh
Đi từ khung thời gian thấp đến cao
Dễ gặp nhất, trong nhiều trường hợp trader thường mắc phải sai lầm là bắt đầu phân tích xu hướng từ khung thời gian thấp nhất, sau đó chuyển dần lên khung thời gian cao hơn.
Thông thường họ chọn giao dịch trong khung thời gian rất nhỏ như 5 hay 15 phút. Sau đó họ chỉ sử dụng khung thời gian lớn để xác định lại phần nào quan điểm này. Trên thực tế, điều này là hoàn toàn không nên, dễ mang đến cái nhìn sai về xu hướng thị trường.
Phân tích giao dịch theo đa khung thời gian cần chú ý các vấn đề:
- Phân tích giao dịch theo đa khung thời gian sẽ cần thời gian để hình thành, cũng như cần một động thái thị trường lớn mới có thể thay đổi được xu hướng. Điều này là trái ngược hoàn toàn với phân tích một khung thời gian duy nhất.
- Các mức hỗ trợ/kháng cự trên khung thời gian dài cũng hiệu quả hơn trên các khung thời gian thấp.
Bạn không thể nhìn giá dao động trong một vùng ở trên khung thời gian thấp, mà dự đoán nó là vùng kháng cự/hỗ trợ được. Bởi lẽ bạn chỉ cần chỉnh sang khung thời gian cao hơn. Ngay lập tức bạn sẽ thấy vùng biến động giá ở khung thời gian thấp chỉ như “muối bỏ bể”. Nó gần như không thể ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường.
Kết hợp quá nhiều khung thời gian
Việc sử dụng quá nhiều khung thời gian trong phân tích kỹ thuật có thể khiến cho nhà giao dịch bị quá tải với thông tin, dễ “lạc lối” trong việc đánh giá xu hướng thị trường. Nếu không tập trung vào một số khung thời gian cụ thể để phân tích, nhà giao dịch có thể bỏ qua các tín hiệu quan trọng, dẫn đến các quyết định sai lầm.
Hơn nữa, trader có thể mất quá nhiều thời gian để xem xét và phân tích từng khung thời gian riêng biệt, gây gián đoạn trong quá trình ra quyết định và thực hiện giao dịch.Do đó khi kết hợp nhiều khung thời gian, nhà giao dịch cần tập trung vào một số khung thời gian quan trọng và hợp lý nhất để phân tích. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên kết hợp 2 hoặc tối đa là 3 khung thời gian giao dịch mà thôi.
Kết hợp giao dịch theo đa khung thời gian như thế nào?
Kết hợp giao dịch theo đa khung thời gian là một kỹ thuật phổ biến trong giao dịch tài chính. Phương pháp này được sử dụng để tìm ra các tín hiệu giao dịch chính xác và đưa ra quyết định giao dịch dựa trên nhiều khung thời gian khác nhau. Dưới đây là một số cách kết hợp giao dịch đa khung thời gian mà bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng đồ thị hàng ngày và đồ thị 4 giờ để tìm kiếm xu hướng chính và tín hiệu giao dịch. Sử dụng đồ thị 1 giờ hoặc 30 phút để xác định điểm vào và điểm ra giao dịch.
- Kết hợp sử dụng nhiều chỉ báo kỹ thuật trên nhiều khung thời gian khác nhau để tìm kiếm tín hiệu giao dịch. Ví dụ, sử dụng chỉ báo MACD trên đồ thị hàng ngày và đồ thị 4 giờ để xác định xu hướng chính và tín hiệu mua/bán. Sử dụng chỉ báo RSI trên đồ thị 1 giờ để xác định điểm vào giao dịch.
- Sử dụng các mô hình giá trên nhiều khung thời gian khác nhau để xác định tín hiệu giao dịch. Ví dụ, sử dụng mô hình đảo chiều trên đồ thị hàng ngày và đồ thị 4 giờ để xác định xu hướng chính và tín hiệu đảo chiều. Sử dụng mô hình giá cố định trên đồ thị 1 giờ để xác định điểm vào giao dịch.
- Sử dụng các kết hợp khác nhau của các khung thời gian để tìm kiếm các cơ hội giao dịch. Ví dụ, sử dụng đồ thị hàng ngày và đồ thị 1 giờ để xác định xu hướng chính và điểm vào giao dịch. Hoặc sử dụng đồ thị 4 giờ và đồ thị 15 phút để xác định tín hiệu mua/bán.
Khi kết hợp đa khung thời gian, bạn cần lưu ý rằng không phải lúc nào cũng có tín hiệu giao dịch rõ ràng trên tất cả các khung thời gian.