Kinh tế | 24/03/2023

Trade Deficit – Thâm hụt thương mại là gì? Những tác động của Trade Deficit đến nền kinh tế

Trade Deficit (thâm hụt thương mại) là một chỉ số quan trọng trong thương mại quốc tế. Nó so sánh xuất khẩu và nhập khẩu, phản ánh hiệu quả kinh tế của một quốc gia. Vậy cụ thể Trade Deficit là gì? Nó có tác động gì đến nền kinh tế? Câu trả lời sẽ được tiết lộ ngay sau đây.

Trade Deficit là gì?
Trade Deficit là gì?

Trade Deficit là gì?

Trade Deficit hay thâm hụt thương mại là tình trạng một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Hiểu cách khác, dòng tiền của quốc gia đang chảy ra thị trường nước ngoài. Đây là một chỉ số  phổ biến trong thương mại quốc tế.

Trade Deficit được tính theo công thức:

Trade Deficit = Tổng giá trị nhập khẩu – Tổng giá trị xuất khẩu

Sự quan trọng của Trade Deficit trong thương mại quốc tế

Thâm hụt thương mại không phải lúc nào cũng là dấu hiệu xấu đối với một nền kinh tế. Nó chỉ phản ánh việc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và cần gia tăng nhập khẩu từ nước ngoài. Tình trạng này có thể tự điều chỉnh theo thời gian.

Khi một nước gia tăng nhập khẩu một loại hàng hóa, số lượng doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành đó tăng lên. Lúc này, giá cả mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Hơn nữa, việc nhập khẩu sẽ làm đa dạng hóa các loại hàng hóa dịch vụ cho thị trường trong nước.

Trade Deficit cũng là dấu hiệu của một quốc gia đang phát triển mạnh. Để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất tăng nhanh, một nước sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài nhiều hơn. Như vậy, thâm hụt thương mại là tình trạng đi kèm với sự tăng trưởng nhanh chóng của một quốc gia.

Tại sao Trade Deficit xảy ra?

Nguyên nhân xảy ra Trade Deficit
Nguyên nhân xảy ra Trade Deficit

Điều kiện kinh tế trong nước

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Trade Deficit vì sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khi một quốc gia phát triển mạnh, thu nhập và nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng tăng lên. Để đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước, quốc gia sẽ phải nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia khác.

Sự khác biệt trong tỷ giá hối đoái

Khi giá trị đồng nội tệ tăng lên, quốc gia có xu hướng tăng cường nhập khẩu hàng hóa. Bởi vì khi này số tiền bỏ ra để nhập cùng một lượng hàng hóa sẽ giảm đi so với trước. Đây là lúc cán cân thương mại nghiêng về phía nhập khẩu và xảy ra Trade Deficit.

Sự khác biệt trong cách tiêu dùng giữa các nước

Thâm hụt thương mại cũng có thể xảy ra khi nhu cầu tiêu thụ của các quốc gia nhập khẩu giảm đi. Xuất khẩu giảm sẽ khiến cán cân thương mại mất cân bằng. Bên cạnh đó, quốc gia tập trung chuyên môn hóa một số mặt hàng cũng có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn những hàng hóa khác từ nước ngoài.

Tác động của Trade Deficit đến nền kinh tế

Tác động lên tình trạng việc làm

Việc thâm hụt thương mại kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Nhập khẩu càng nhiều, hàng hóa càng đa dạng, giá cả sẽ giảm đi. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh trong dài hạn.

Hậu quả là số lượng nhân công bị cắt giảm, nhiều công nhân viên bị mất việc làm hoặc giảm thu nhập. Khi đó, hàng hóa sản xuất ra cũng ít đi khiến tình trạng Trade Deficit càng lớn.

Tác động của Trade Deficit đến nền kinh tế
Tác động của Trade Deficit đến nền kinh tế

Tác động lên giá cả và lạm phát

Giá cả và tình trạng lạm phát của một quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thâm hụt thương mại. Như đã nói ở trên, Trade Deficit có thể làm giá cả hàng hóa trong nước giảm xuống. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát chặt chẽ, nó sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát gia tăng.

Tác động lên tăng trưởng kinh tế

Thâm hụt thương mại có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Lo ngại vì chênh lệch cán cân thương mại sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Các chính sách hỗ trợ và giải pháp từ phía nhà nước cũng tạo điều kiện để kinh tế phát triển.

Ngược lại, khi thâm hụt thương mại kéo dài mà không có những biện pháp điều chỉnh phù hợp sẽ cản trở sự tăng trưởng ổn định về kinh tế. Bên cạnh đó, một số quốc gia phải dựa vào nguồn tài trợ nước ngoài để khắc phục thâm hụt. Hậu quả là họ rơi vào tình trạng nợ nần và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế.

Cách giảm Trade Deficit

Tăng sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Để giảm thiểu thâm hụt thương mại, giải pháp tiên quyết là tăng cường năng lực tự sản xuất hàng hóa trong nước. Điều này trước hết giúp giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Sau đó hàng hóa sản xuất ra có thể xuất khẩu để cân bằng lại cán cân thương mại.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần cải tiến sản xuất để tối ưu chi phí. Nhờ thế có thể tăng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ có thể hỗ trợ bằng các chính sách tài trợ và ký kết các hiệp ước để đầy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Giảm nhập khẩu sản phẩm không cần thiết

Bên cạnh việc tăng cường sản xuất, quốc gia khi gặp phải tình trạng thâm hụt thương mại cần hạn chế tối đa những sản phẩm nhập khẩu không thiết yếu. Việc này sẽ giúp bảo vệ nền kinh tế trong nước. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nước nhà nâng cao năng lực cạnh tranh.

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh sẽ tạo lợi thế cho sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia. Những chính sách kinh tế có thể giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Nhờ thế, sản phẩm trong nước có thể được bán với giá cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Khi đó, xuất khẩu của quốc gia được tăng lên. Cán cân thương mại nhờ vậy sẽ được cân bằng lại.

Kết

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Trade Deficit là gì”. Đây là những thông tin hữu ích không chỉ cho doanh nghiệp mà cả những nhà đầu tư trên thị trường. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật những kiến thức đầu tư bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan