Chứng khoán | 09/11/2021

Trái phiếu chuyển đổi là gì? Có nên mua trái phiếu chuyển đổi không?

Có rất nhiều loại trái phiếu trên thị trường hiện nay. Từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chuyển đổi,… Vậy trái phiếu chuyển đổi là gì? Bài viết hôm nay, DNSE sẽ cung cấp tới bạn những thông tin cần biết về loại trái phiếu này.

Trái phiếu chuyển đổi là gì
Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Để hiểu được khái niệm trái phiếu chuyển đổi, trước hết cần hiểu về trái phiếu nói chung. Có thể hiểu trái phiếu là một loại chứng nhận khoản vay của nhà phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Công ty phát hành trái phiếu sẽ phải trả một khoản tiền nhất định cho người nắm giữ trái phiếu khi nó đến hạn. Bản chất của trái phiếu là chứng khoán ghi nợ nên công ty có nghĩa vụ trả cho người nắm giữ nó khi đến hạn, kể cả khi công ty phá sản hoặc bị giải thể. Nhà đầu tư năm giữ trái phiếu vì thế sẽ được ưu tiên thanh toán trước cổ đông. Đầu tư trái phiếu cũng là cách mà nhiều công ty phát hành dùng để huy động vốn.

Trái phiếu chuyển đổi (trái phiếu có tính chuyển đổi) là loại trái phiếu mà người sở hữu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thông thường. Tỷ suất cũng như thời hạn chuyển đổi được ấn định ngay lúc phát hành trái phiếu. Đây được coi là sự kết hợp giữa trái phiếu và cổ phiếu của chính công ty phát hành trái phiếu.

Trái phiếu chuyển đổi có đặc tính nào?

Bởi đặc tính “chuyển đổi” của nó nên trái phiếu chuyển đổi vừa mang đặc điểm của trái phiếu vừa có đặc trưng của cổ phiếu. Trái phiếu chuyển đổi về bản chất vẫn là trái phiếu và mang đầy đủ đặc tính cơ bản của trái phiếu như được tính lãi suất và thanh toán khi đáo hạn. Tuy nhiên, trái phiếu chuyển đổi khác với trái phiếu thông thường bởi nó có thể chuyển thành cổ phiếu thường.

Trái phiếu chuyển đổi được phát hành nhằm mục đích thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trái phiếu. Hiện nay, đầu tư cổ phiếu vẫn là phương thức đầu tư chứng khoán phổ biến nhất tại Việt Nam. Do đó, để thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển, các công ty phát hành trái phiếu và trao cho nó đặc tính “chuyển đổi” và thay vào đó, giảm lãi suất phải trả để hấp dẫn nhà đầu tư. Loại trái phiếu chuyển đổi này cho phép nhà đầu tư đầu tư trái phiếu nhưng vẫn có thể chuyển sang đầu tư cổ phiếu. Nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi như một cách để trì hoãn trả nợ khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu.

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi?

Trên cơ sở các đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi đã đề cập ở trên, nhà đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi: Có nên đầu tư trái phiếu chuyển đổi không? Sau đây là những phân tích về ưu nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi như sau:

Đối với công ty phát hành

Ưu điểm:

  • Được đảm bảo hưởng mức lãi cố định khi chưa tiến hành việc chuyển đổi và không phải gánh chịu những rủi ro của công ty trên thị trường chứng khoán.
  • Có quyền lựa chọn, chuyển đổi sang cổ phiếu khi gái cổ phiếu tăng hoặc giữ nguyên trái phiếu hưởng lãi suất khi giá cổ phiếu giảm
  • Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có chuyển hướng ổn định hơn giá cổ phiếu trong thời kỳ thị trường xuống giá.

Nhược điểm:

  • Khi chưa chuyển đổi hoặc nếu không có cơ hội chuyển đổi thì chỉ được hưởng mức lợi tức với lãi suất hơn trái phiếu thông thường
  • Có thể bị thua lỗ hơn nếu người phát hành không trả được nợ ( hoặc không thanh toán lãi và gốc đúng hạn)
  • Thời gian chuyển đổi thường dài nên có thể tiềm ẩn yếu tố rủi ro.

Đối với nhà đầu tư

Ưu điểm:

  • Lãi suất của trái phiếu chuyển dổi hơn tái phiếu thông thường, cho phép công ty huy động được vốn chi phí thấp
  • Công ty có thể loại trừ chi phí trả lãi cố định khi thực hiện chuyển đổi, vì vậy sẽ giảm được nợ
  • Tạo thêm kênh huy động vốn trên thị trường khi việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu thông thường không lợi nhuận.

Nhược điểm:

  • Khi nhà đầu tư chọn quyền chuyển đổi sang cổ phiếu sẽ làm tăng lượng cổ đông công ty, dẫn đến thay đổi việc kiểm soát và phát hành.
  • Vốn chủ sở hữu pha loãng khi tăng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường lúc thực hiện quyền chuyển đổi
  • Lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí, từ đó được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty.

Định giá Trái phiếu chuyển đổi 

Các nhà đầu tư cần dựa trên cơ sở của quyền mua cổ phiếu và giá trị có thể định giá trái phiếu chuyển đổi. Công thức định giá có thể khái quát là:

Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi

Trong đó:

  • Giá trị của trái phiếu được hiểu là giá trị hiện tại của dòng tiền thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn của trái phiếu đó. Trong đó, lãi suất được xác định là lãi suất được chiết khấu trên quan hệ cung cầu, lãi suất chung của thị trường và của biên độ rủi ro tín dụng.
  • Giá trị quyền chuyển đổi được xem là quyền mua cổ phiếu. Giá trị này được phụ thuộc vào gái của cổ phiếu tại thời điểm đó. Khi cổ phiếu có giá giảm thì quyền mua sẽ đem lại ít lợi nhuận và giá trị và ngược lại.

Ngoài ra, giá trị quyền mua cổ phiếu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: thời hạn được thực hiện quyền, mức độ biến động của giá cổ phiếu và mức lãi suất trên thị trường.

So sánh trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi

Đặc điểm lớn nhất để phân biệt trái phiếu chuyển đổi với những trái phiếu khác chính là quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của tổ chức phát hành. Đây là điểm thu hút các nhà đầu tư trong tường hợp thị trường có những biến động xấu ảnh hưởng đến thu nhập từ trái phiếu.

Tuy nhiên, so với trái phiếu chuyển đổi thì những trái phiếu thông thường có múc lãi suất cao hơn, từ đó tăng thu nhập cho những người nắm giữ. Nếu bạn mong muốn được khoản lời lớn thì trái phiếu chuyển đổi không phải là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên nếu nhà đầu tưu hy vọng về giá trị của cổ phiếu sau khi chuyển đổi khi khong thể bỏ qua loại trái phiếu này.

Kết luận

Nhìn chung, trái phiếu chuyển đổi có cả ưu điểm và nhược điểm đối với nhà đầu tư. Do đó, lựa chọn có đầu tư trái phiếu chuyển đổi hay không còn căn cứ vào nhiều yếu tố và do sự lựa chọn của từng nhà đầu tư. Đừng quên theo dõi những kiến thức về đầu tư và tài chính hữu ích trên DNSE nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Minh Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan