Phân tích kỹ thuật | 22/11/2022

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì? Tác dụng của tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền

Cùng với cổ phiếu, trái phiếu, chứng quyền cũng là loại chứng khoán khá phổ biến trong những năm gần đây. Chứng quyền mang lại một số lợi ích cho nhà đầu tư thông qua tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền. Vậy chứng quyền là gì? Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì? Nó có tác dụng ra sao? Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây!

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì? Tác dụng của tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền
Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền đem đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư

Tìm hiểu về chứng quyền và chứng quyền đảm bảo

Chứng quyền 

Chứng quyền (tên tiếng Anh là Stock Warrant) là một loại chứng khoán do các tổ chức, doanh nghiệp phát hành. Chứng quyền cho phép các nhà đầu tư nắm giữ trong tay quyền được mua cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp với mức giá ưu đãi hơn. Mức giá này được gọi là giá định trước. Giá này sẽ được duy trì đến ngày đáo hạn dù thị trường hay doanh nghiệp có biến động như thế nào đi nữa. 

Ví dụ: Công ty A phát hành chứng quyền với mức giá là 10.000 đồng/ chứng quyền, kỳ hạn 2 năm. Nhà đầu tư sở hữu chứng quyền có thể mua với mức giá là 30.000 đồng/ cổ phiếu. Đến khi đáo hạn, dù cổ phiếu công ty A có tăng thì nhà đầu tư vẫn mua với mức giá là 30.000 đồng/cổ phiếu.

Chứng quyền đảm bảo

Chứng quyền có đảm bảo (tên tiếng anh là Covered Warrant). Chứng quyền có đảm bảo được phát hành bởi công ty chứng khoán, cho phép chủ sở hữu quyền mua hoặc bán tại mức giá hay thời điểm cụ thể. Một số đặc điểm của chứng quyền đảm bảo:

  • Chứng quyền có đảm bảo được niêm yết với mã giao dịch riêng trên các sàn chứng khoán nhưng vẫn hoạt động như một chứng khoán thông thường.
  • Chứng khoán đảm bảo luôn được liên kết với mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lời, lãi, trong đó, giá của chứng quyền sẽ được xác định ở 2 thời điểm là IPO (phát hành lần đầu tiền) và sau khi đã phát hành.
Chứng quyền đảm bảo
Chứng quyền đảm bảo là gì?

Chứng quyền được chia thành 2 loại:

  • Chứng quyền mua: Giá chứng quyền tăng khi giá trị tài sản cơ sở của doanh nghiệp tăng. Nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền mua sẽ được mua với một lượng chứng khoán với mức giá đã quy định. Khi đó, giá cơ sở lớn hơn giá thực hiện tại thời điểm mua. 
  • Chứng quyền bán: Giá chứng quyền bán tăng khi giá trị tài sản cơ sở giảm. Nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền sẽ được bán với một lượng chứng khoán với mức giá đã quy định trước. Khi đó, giá cơ sở sẽ nhỏ hơn giá thực hiện tại thời điểm bán. 

So sánh chứng quyền cơ sở và chứng quyền đảm bảo

  Chứng quyền cơ sở Chứng quyền đảm bảo
Tổ chức phát hành Công ty chủ quản hoặc công ty phát hành cổ phiểu. Công ty chứng khoán.
Mục đích Được phát hành với mục đích huy động vốn doanh nghiệp.  Được phát hành với mục đích tăng lợi nhuận từ bán chứng quyền và hạn chế rủi ro chứng khoán. 
Phạm vi Nhà đầu tư có quyền mua thêm chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư có quyền mua và quyền bán chứng quyền. 

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền cho biết mức tỷ lệ bao nhiêu chứng quyền bảo đảm để đổi sang chứng khoán cơ sở.

Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi là 100:1, nghĩa là cần sở hữu 100 chứng quyền bảo đảm để mua một chứng khoán cơ sở.

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền giúp cho các nhà đầu tư cân đối được lợi ích khi mua chứng quyền, chỉnh lại các chiến lược đầu tư chứng khoán cho phù hợp

Lưu ý, tại Việt Nam, chứng quyền bảo đảm không được phép chuyển đổi thành cổ phiếu tại kỳ đáo hạn. Vì vậy, trong trường hợp này, tỷ lệ chuyển đổi không hề quan trọng, bởi bỏ ra cùng một khoản tiền để mua chứng quyền với tỷ lệ khác nhau nhưng lợi nhuận thu về là bằng nhau. Khi đó, công ty chứng khoán sẽ trả cho nhà đầu tư số tiền chênh lệch giữa giá thực và giá cơ sở.

Những ảnh hưởng của việc chia cổ tức lên giá chứng quyền

Trước khi chi trả cổ tức, các doanh nghiệp sẽ công bố tỷ lệ chi trả, nếu cổ tức tăng lên đồng nghĩa với việc giá của chứng khoán cơ sở sẽ tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền.

Như đã nói ở trên, giá của chứng quyền đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi biến động của doanh nghiệp hay thị trường, vì vậy các doanh nghiệp luôn phải điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền và giá thực cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến giá chứng quyền.

Cách tính tỷ lệ chuyển đổi và giá thực hiện

Cách tính giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi
Cách tính giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi

Công thức tính:

  • Giá thực hiện mới = (Giá thực hiện cũ x Giá điều chỉnh của tài sản cơ sở tại ngày giao dịch không hưởng quyền)/ Giá chưa điều chỉnh của tài sản cơ sở tại ngày giao dịch không hưởng quyền.
  • Tỷ lệ chuyển đổi mới = Tỷ lệ chuyển đổi cũ x Giá điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền / Giá chưa điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang sở hữu chứng quyền bảo đảm mua cổ phiếu A:

  • Tỷ lệ chuyển đổi 10:1
  • Giá thực hiện 50.000 VNĐ

Tại ngày giao dịch không hưởng quyền; cổ phiếu A chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% mệnh giá. Vậy nghĩa là trên mỗi cổ phiếu sẽ nhận được 5.000 đồng.

Giá điều chỉnh tại ngày giao dịch không hưởng quyền là 48.000 đồng. Giá chưa điều chỉnh tại ngày giao dịch không hưởng quyền là 46.000 đồng.

Giá thực hiện mới = 50.000 x 48.000 / 46.000 = 52.174 đồng

Tỷ lệ chuyển đổi = 10 x (48.000 / 46.000) = 10,44

(10,44 chứng quyền đổi được 1 chứng khoán cơ sở)

Xem thêm: Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chứng quyền và tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với chiến lược đầu tư của bạn. Hãy tiếp tục theo dõi DNSE để có thêm các kiến thức mới!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan