Chứng khoán | 20/11/2021

Upcom là sàn gì? Những thông tin cần biết về sàn Upcom

Nhiều nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam có lẽ cũng đã quen thuộc với những sàn chứng khoán như HOSE, HNX và UPCOM. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sàn UPCOM là gì và chức năng của sàn này như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về sàn chứng khoán UPCOM.

Những thông tin cần biết về sàn giao dịch Upcom
Những thông tin cần biết về sàn giao dịch Upcom

Upcom là sàn gì?

Upcom là viết tắt của từ tiếng Anh “Unlisted Public Company Market”. Được hiểu thì đây sẽ là thị trường dành cho những công ty đại chúng chưa được niêm yết trên sàn giao dịch. Họ có thể hoạt động theo pháp nhân của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Chứng khoán của các công ty được phát hành nhưng chưa được niêm yết. Sàn Upcom sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX).

Các công ty chưa đăng ký hoặc không đáp ứng được các điều kiện niêm yết trên sàn HOSE và HNX được khuyến khích gia nhập Upcom. Với sự minh bạch, rõ ràng từ các chính sách, điều khoản đến giao dịch, Upcom ngày càng được các nhà đầu tư tin tưởng.

Sàn Upcom là gì?
Sàn Upcom là gì?

Ưu và nhược điểm của sàn Upcom

Ưu điểm

Sàn Upcom sở hữu nhiều tính năng nổi bật:

  • Các hoạt động của sàn được công khai một cách minh bạch và rõ ràng. Các thông tin này nhằm đảm bảo sự tin tưởng và an toàn cho nhà đầu tư.
  • Việc liên kết với sàn HNX giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với nhiều doanh nghiệp tiềm năng. Đồng thời, giao dịch cũng được tiến hành nhanh chóng và an toàn hơn.
  • Nơi đây được xem như môi trường thử nghiệm để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của các mã cổ phiếu để các doanh nghiệp quyết định có đưa chúng lên sàn HOSE và HNX hay không.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì sàn Upcom vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như:

  • Mức độ rủi ro cao hơn so với các sàn giao dịch khác. Đó là nguyên nhân vì dao mà giá giao dịch trên sàn này thường thấp hơn. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn có một khoản tiền lời nếu đầu tư thêm thời gian tìm tòi.
  • Một vài mã cổ phiếu có thể sẽ không còn giao dịch, khả năng thanh khoản thấp.
  • Biên độ của sàn ở mức 15%. Trong khi đó, sàn HNX là 10%, còn sàn HOSE là 7.5%. Theo một vài đánh giá thì sàn Upcom thích hợp với việc đầu cơ hơn là đầu tư. 
  • Tiêu chuẩn của Upcom thấp hơn so với 2 sàn còn lại.
Sàn giao dịch Upcom
Sàn giao dịch Upcom

Các nhóm cổ phiếu “hoạt động” trên sàn Upcom

Các mã cổ phiếu trên sàn Upcom thường được phân loại theo 3 nhóm:

  • Upcom Large: Đây là nhóm cổ phiếu của tổ chức, doanh nghiệp phát hành với vốn chủ sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng.
  • Upcom Medium: Đây là nhóm cổ phiếu của các tổ chức, doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu từ 300 đến dưới 1.000 tỷ đồng.
  • Upcom Small: Đây là nhóm cổ phiếu của các tổ chức, doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp, công ty có vốn chủ sở hữu càng lớn thì cổ phiếu càng có giá và được duy trì ở mức ổn định trong dài hạn. Còn các công ty nhỏ mặc dù giá trị cổ phiếu thấp nhưng thu nhập của cổ đông vẫn có cơ hội tăng trưởng. Vì vậy, khi quyết định đầu tư bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn mã nào cho phù hợp.

Cách thức hoạt động giao dịch trên sàn Upcom

Thời gian giao dịch

Các giao dịch được tiến hành trong khoảng thời gian từ 9h – 11h30 và 13h30 – 15h. Thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ sẽ không mở cửa sàn.

Với giao dịch khớp lệnh liên tục thì chỉ được thực hiện duy nhất một phiên vào buổi sáng và một phiên buổi chiều. Còn giao dịch thỏa thuận không quy định số lần đặt lệnh và thời gian, chỉ cần giao dịch diễn ra trong thời gian hoạt động của sàn là được.

Sức “nóng” của Upcom chưa bao giờ hết hấp dẫn
Sức “nóng” của Upcom chưa bao giờ hết hấp dẫn

Nguyên tắc khớp lệnh

Các giao dịch trên sàn được đảm bảo theo 2 nguyên tắc ưu tiên:

  • Về giá: Nếu trong vị thế bán, giá thấp hơn được ưu tiên xếp trước. Còn vị thế mua sẽ ưu tiên giá mua cao hơn.
  • Về thời gian: Giao dịch đặt lệnh sớm hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước, với điều kiện mức giá như nhau.

Giá mua và giá bán sẽ được điều chỉnh tăng giảm không vượt ngưỡng 15% so với giá tham chiếu của thị trường. Bạn có thể đặt giá giao dịch của mình ở mức giá trần/ giá sàn hoặc sát trần/ sát sàn. Tùy thuộc vào sự đánh giá về khả năng sinh lời của mỗi giao dịch mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Đơn vị giao dịch và giá tham chiếu

Cổ phiếu trên Upcom được chia thành 2 lô:

  • Lô chẵn: Là các giao dịch với khối lượng là 100 hoặc bội số của 100 cổ phiếu.
  • Lô lẻ: Là các giao dịch với khối lượng từ 1 –  99 cổ phiếu. Thực tế không có nhiều nhà đầu tư chọn mua lẻ, trừ trường hợp đó là “hàng hiếm”. Do đó, các giao dịch thường có tính thanh khoản thấp, chỉ khớp lệnh khi có người bán và mua lô lẻ.

Bước giá giao dịch của sàn là 100 đồng. Do đó bạn chỉ có đặt giá là 9.500, 9.600, không được phép đặt 9.550, 9.650. Còn lô lẻ rất hiếm khi được giao dịch, nên bạn sẽ ít khi thấy chúng xuất hiện trên tài khoản. Lúc này nếu số lượng cổ phiếu ngày hôm đó là 940.087 thì tức là chỉ có 87 lệnh được khớp ở lô lẻ.

Giá tham chiếu là giá được tính theo công thức bình quân gia quyền của giá khớp lệnh liên tục của phiên giao dịch ngay phía trước.

Lệnh giới hạn là duy nhất

Sàn Upcom chỉ tuân thủ theo một mã lệnh duy nhất là lệnh giới hạn. Theo đó, nhà đầu tư thoải mái đặt mức giá thầu theo mong muốn của mình, trong phạm vi giá trần và giá sàn. Ngay khi nhập thông tin trên hệ thống, lệnh giao dịch sẽ có hiệu lực. Chỉ trừ trường hợp hủy bỏ hoặc phiên giao dịch thì lệnh mới hết hạn. 

Lệnh giới hạn chỉ bị hủy khi chưa được khớp với lệnh gốc, tức là giao dịch chưa được diễn ra, chưa được thực hiện. Nếu giảm khối lượng thì thứ tự ưu tiên vẫn được giữ nguyên. Còn nếu tăng thứ tự cũ sẽ bị xóa bỏ và thay thế bằng thứ tự ưu tiên mới.

Xem thêm: Sàn UPCOM mua tối thiểu bao nhiêu cổ phiếu?

Kinh nghiệm khi đầu tư vào sàn Upcom

Mặc dù Upcom được xem là một trong những thị trường chứng khoán nhộn nhịp nhưng nhiều nhà đầu tư tỏ ra vẫn khá thận trọng khi quyết định tham gia. Một vài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm căn cứ để ra quyết định một cách hiệu quả.

  • Nên tập trung vào những doanh nghiệp có thông tin rõ ràng, minh bạch. Ưu tiên những thương hiệu lớn, có uy tín, thương hiệu trên thị trường.
  • Không nên mạo hiểm với các mã cổ phiếu biến động/ tăng trưởng bất thường.
  • Thời điểm mua khi nào là hợp lý? Rất nhiều nhà đầu tư đang săn chờ những mã cổ phiếu được bán ra với giá thấp. Và những mã này thường được ưu tiên bán trước. Do đó, bạn cũng nên tìm hiểu và cân nhắc thời điểm sao cho hợp lý.

Kết luận

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về sàn giao dịch Upcom. Hy vọng những chia sẻ của DNSE sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời cao.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Trần Thị Quyên

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan