Phân tích kỹ thuật | 31/07/2023
Upthrust là gì? Cách giao dịch với Upthrust hiệu quả
Upthrust là một trong những phương pháp giao dịch được nhiều nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật sử dụng. Nó dự báo về sự đảo chiều của xu hướng cũng như tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng Upthrust hiệu quả trong chứng khoán nhé!
Upthrust là gì?
Upthrust là một phương pháp giao dịch nổi tiếng của nhà đầu tư tài ba Richard Wyckoff. Ông là người tiên phong trong phương pháp tiếp cận kỹ thuật để nghiên cứu thị trường chứng khoán ở đầu thế kỷ 20.
Trong giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư rất dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông và đưa ra quyết định sai lầm. Chính vì thế, Wyckoff đã xây dựng một phương pháp giao dịch bao gồm mua theo Spring và bán theo Upthrust. Đây là hai nguyên tắc cơ bản để xác định xu hướng thị trường dựa trên phân tích biểu đồ nến.
Tìm hiểu về Upthrust trong chứng khoán
Upthrust được dùng để chỉ trường hợp giá đang trong đà tăng lên, vượt qua vùng kháng cự nhưng lại đổi chiều. Nói cách khác, đó là mẫu hình nến xuất hiện tại vùng kháng cự với các đặc điểm:
- Breakout giả: giá cổ phiếu tăng mạnh qua khỏi vùng kháng cự nhưng lại giảm xuống và đóng cửa dưới mức kháng cự.
- Đằng sau cây nến Upthrust là một cây nến giảm
- Các nến Upthrust đều là các nến Pinbar giảm.
Ngược lại với nến Upthrust là nến Spring. Nó xảy ra khi giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ nhưng lại tăng lên và kết thúc trên mức hỗ trợ.
Xem thêm: Vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán – Cách tìm điểm mua bán hợp lý
Cách giao dịch với Upthrust
Để giao dịch hiệu quả với Upthrust, nhà đầu tư cần chú ý vào nhiều yếu tố như độ cứng của vùng kháng cự, khối lượng giao dịch và độ dài của bóng nến. Trong đó, độ dài của bóng nến sẽ cho biết mức độ bẫy của giá trên thị trường.
Chẳng hạn có các trường hợp như sau: bóng nến lớn và khối lượng lớn; bóng nến lớn và khối lượng nhỏ; bóng nến nhỏ và khối lượng lớn; bóng nến nhỏ và khối lượng nhỏ.
Ở đây, nhà đầu tư nên chú ý trường hợp bóng nến dài và khối lượng giao dịch lớn. Đó là lúc mức độ bẫy lớn khiến nhiều người có xu hướng thoát lệnh hơn, tạo nên áp lực đẩy giá xuống.
Các thiết lập thị trường với Upthrust
Upthrust và đường xu hướng
Upthrust thường xuất hiện ở vùng kháng cự và báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng từ tăng sang giảm.
Nếu Upthrust hình thành trong xu hướng giảm, đặc biệt là tại kháng cự hoặc các mức Fibonacci, sự đảo chiều sẽ đáng tin cậy. Khi này, nhà đầu tư nên vào lệnh bán.
Ngược lại, với xu hướng tăng, để chắc chắn về xu hướng sau nến Spring, nhà đầu tư cần chờ testing thành công với các điều kiện tương ứng của Spring.
Upthrust và khối lượng giao dịch
Với điều kiện về khối lượng, nhà đầu tư có thể áp dụng Upthrust khi khối lượng giao dịch thấp. Tuy nhiên bạn cần chú ý khi số lượng cổ phiếu giao dịch lớn. Lúc này, bạn hay quan tâm tới xu hướng hiện tại của thị trường.
Nếu là xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể bán ra ngay. Nhưng nếu là xu hướng tăng, bạn nên chờ xác nhận của Testing trước khi ra quyết định.
Upthrust và tín hiệu nến theo sau
Một Upthrust đáng tin cậy là khi nến theo sau là các cây nến giảm. Ngược lại với Spring, đó nên là những cây nến tăng. Trong trường hợp giá vẫn còn lưỡng lự, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ để đảm bảo an toàn.
Các trường hợp nên tránh giao dịch Upthrust
Trong bối cảnh thị trường biến động, nhà đầu tư nên tránh thực hiện giao dịch với Upthrust. Đặc biệt là khi các đợt sóng giảm có khoảng cách giảm dần. Hoặc trong trường hợp ưu thế vẫn đang thuộc về bên mua.
Ứng dụng thêm của Upthrust
Ngoài việc sử dụng Upthrust trong việc giao dịch, nhà đầu tư có thể ứng dụng phương pháp này trong việc đặt vùng dừng lỗ và chốt lời.
Với điểm dừng lỗ, bạn có thể đặt trên đỉnh của Upthrust cho các lệnh bán. Với vùng chốt lời, trong trường hợp Upthrust xuất hiện trong vùng giá đi ngang, nhà đầu tư có thể retest lại vùng phạm vi đối diện.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Upthrust là gì?”. Phương pháp Upthrust giúp nhà đầu tư nắm bắt tốt hơn tâm lý thị trường. Từ đó họ có thể đưa ra quyết định ra vào lệnh hợp lý và hiệu quả. Đừng quên theo dõi DNSE để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư bổ ích nhé!