Tài chính - Ngân hàng | 16/05/2023

Tất tần tật thông tin về Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập vào năm 1974, là ủy ban liên hiệp những cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 13 quốc gia công nghiệp lớn. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng DNSE tìm hiểu tất tần tật thông tin về ủy ban Basel!

Tất tần tật thông tin về Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
Tất tần tật thông tin về Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

Giới thiệu về Ủy ban Basel

Ủy ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước G10. Kể từ đó tới nay, tổ chức này đã mở rộng số lượng thành viên và đang có 45 tổ chức từ 28 quốc gia, vùng lãnh thổ. 

Hiện nay, Ủy Ban đã ban hành 3 Hiệp ước về vốn gồm: Basel I, Basel II và Basel III. Các hiệp ước ngày càng hoàn thiện hơn, phiên bản sau thường hướng tới việc khắc phục những hạn chế của phiên bản trước đó. Bên cạnh đó, phiên bản sau sẽ thích ứng với những thay đổi của thị trường tài chính. 

Mục đích chính của Ủy ban Basel là tăng cường sự ổn định tài chính. Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ của Ủy ban là tăng cường quy định, giám sát và thực hành các ngân hàng trên toàn thế giới.

Cụ thể nhiệm vụ của Ủy ban Basel bao gồm:

  • Đảm bảo việc phân bổ nguồn vốn nhạy hơn đối với những rủi ro. 
  • Tách biệt giữa rủi ro vận hành với rủi ro tín dụng và lượng hoá cả hai. 
  • Gắn kết nguồn vốn kinh tế và nguồn vốn bắt buộc. Điều này nhằm mục đích giảm bớt hoạt động kinh doanh chứng khoán bắt buộc. 

Tài liệu liên quan đến Ủy ban Basel

Những quy định mà Ủy ban Basel đưa ra chủ yếu xoay quanh vấn đề hệ số an toàn vốn. Bên cạnh đó còn có tiêu chuẩn về tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

Đối với quy ước về đòn bẩy tài chính được biểu hiện trong các Hiệp ước vốn Basel I năm 1988, Basel II năm 2004 và Basel III năm 2010. Đi cùng thời gian, các hiệp ước Basel đã có sự nâng cao cả về chất và lượng. Các hiệp ước quy định về giới hạn vốn tối thiểu trên tổng tài sản theo cấp độ rủi ro. Từ đó làm ảnh hưởng tới tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong hoạt động ngân hàng. 

  • Basel I: Basel I không trực tiếp đưa ra tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Thay vào đó, quy ước này chỉ đưa ra hệ số an toàn vốn (CAR). Cụ thể, tỷ lệ tương quan giữa vốn và tổng tài sản sẽ được điều chỉnh thông qua tỷ lệ giữa vốn và tổng tài sản theo cấp độ rủi ro. 
  • Basel II: Theo yêu cầu của Basel II, lượng vốn chủ sở hữu tối thiểu mà các tổ chức tín dụng phải có là: Vốn yêu cầu = 0,08 x Tổng tài sản theo cấp độ rủi ro + Vốn phòng ngừa rủi ro thương mại + Vốn phòng ngừa rủi ro vận hành.
  • Basel III: Xác định rõ mức quy định về tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Hiệp ước này quy định, tỷ lệ đòn bẩy tài chính được tính toán dựa trên tổng tài sản không theo trọng số rủi ro và phải lớn hơn 3%. 

Thông tin về giám sát ngân hàng

Phương pháp giám sát của Ủy ban Basel

Để việc giám sát hiệu quả, Ủy ban Basel đã đưa ra 6 điều kiện tiền đề gồm:

  • Các chính sách kinh tế vĩ mô bền vững và lành mạnh. Trong đó chủ yếu là các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.
  • Thiết lập một khuôn khổ rõ ràng cho giám sát ngân hàng, xây dựng chính sách ổn định tài chính.
  • Thiết lập hệ thống cơ sở quy định  tốt. Cụ thể bao gồm: Hệ thống luật kinh doanh đồng bộ và nhất quán; bộ máy tư pháp độc lập và hiệu quả; các nguyên tắc kế toán toàn diện, hiệu quả; một hệ thống kiểm toán độc lập đảm bảo trung thực khách quan,…
  • Thiết lập một khuôn khổ về quản lý khủng hoảng, phục hồi và xử lý đổ vỡ rõ ràng.
  • Xây dựng mức độ bảo vệ hệ thống phù hợp. Đặc biệt là mức độ bảo vệ hệ thống khi hệ thống bảo hiểm tiền gửi xảy ra đổ vỡ.
  • Kỷ luật thị trường hiệu quả. Cụ thể là xây dựng một thị trường minh bạch, không bị bóp méo bởi chính phủ. Điều này nhằm mục đích đạt được những mục tiêu chính sách công.
Thông tin về giám sát ngân hàng
Thông tin về giám sát ngân hàng

Chức năng của giám sát ngân hàng

Ủy ban Basel đã hợp tác chặt chẽ với nhiều ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng của các nước không phải là thành viên. Năm 1997, Ủy ban Basel đã phát triển một tập hợp “Các nguyên tắc nòng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả”. Những nguyên tắc này cung cấp một khung khổ cho hệ thống giám sát hiệu quả. 

Nhằm tăng cường sự ổn định tài chính, Ủy ban đã cải thiện quy định và giám sát các ngân hàng hoạt động quốc tế và các hoạt động của họ trên toàn thế giới. Ủy ban đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu về giám sát ngân hàng.

Tiêu chuẩn vốn của ngân hàng

Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) theo quy định của Ủy ban Basel vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro. Rủi ro được tính toán dựa trên 3 yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt là: Rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hy vọng qua những chia sẻ của DNSE về Ủy ban Basel ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan