Kinh tế | 21/10/2022

Đòn bẩy tài chính là gì? Những lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán

Đòn bẩy tài chính là một công cụ tuyệt vời giúp các nhà đầu tư nhân số tiền kiếm được lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, phương pháp này luôn được ví như một con dao hai lưỡi. Bởi bên cạnh những lợi ích to lớn, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chủ nhân của mình. Đã có nhiều trường hợp lạm dụng chiến lược này, dẫn đến nợ nần, thậm chí là phá sản. Vậy đòn bẩy tài chính là gì, có những lưu ý gì khi sử dụng nó,…Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay.

Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là công cụ cho biết mức độ tận dụng khoản vốn đi vay để làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Khi đó, bạn có thể sử dụng số tiền đó để mua những tài sản với kỳ vọng rằng rằng thu nhập hoặc vốn thu được từ tài sản mới sẽ vượt quá chi phí đi vay. 

Việc này cho phép bạn thu được lợi nhuận tiềm năng từ toàn bộ giao dịch chỉ với một phần nhỏ số tiền của chính mình. Số tiền vay có thể đến từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính

Đòn bẩy tài chính thường được gọi tắt là FL (Financial Leverage). Để có thể hiểu được đòn bẩy tài chính là gì, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Anh A mua một căn chung cư B đang thi công với tổng số tiền phải trả là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, anh chỉ trả trước cho Chủ đầu tư B số tiền 500 triệu. Số tiền 1 tỷ 5 còn lại A vay ngân hàng để thanh toán. Sau 1 năm hoàn thiện, A không dùng chung cư để ở mà rao bán với giá 2 tỷ 5. Sau đó A đã sớm có người đồng ý mua lại. 

Trừ đi số tiền vay ngân hàng là 1 tỷ 650 triệu (150 triệu tiền lãi/năm) + 500 triệu vốn ban đầu. A thu về 350 triệu tiền lãi sau 1 năm đầu tư.

Sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích vô cùng lớn. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không cẩn thận khi sử dụng.

Trong hầu hết các trường hợp, chủ khoản nợ sẽ đưa ra giới hạn về mức độ rủi ro sẵn sàng chấp nhận và chỉ ra giới hạn về mức độ đòn bẩy cho phép. 

  • Trong trường hợp cho vay đảm bảo bằng tài sản, bên cho vay sẽ sử dụng chính tài sản đó để thế chấp cho đến khi bạn hoàn thành việc trả nợ.
  • Trong trường hợp cho vay theo dòng tiền, mức độ tín nhiệm chung của công ty được sử dụng để hoàn trả khoản vay.

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Mặc dù tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đòn bẩy tài chính vẫn là công cụ tài chính ưa thích của các doanh nghiệp và những nhà đầu tư:

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

– Bù đắp sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh doanh. Giúp doanh nghiệp tiếp cận với những cơ hội đầu tư lớn và tiềm năng.

– Là công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy lợi nhuận. Nếu được sử dụng thông minh, kết hợp với việc phân tích kỹ lưỡng sẽ đem về lợi nhuận cao.

– Các khoản vay cũng như phần tiền lãi sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Lúc này, nó sẽ được khấu trừ vào phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn mà vẫn tăng sinh lợi nhuận.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Công thức tính mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Công thức tính mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính được xác định bằng thương số giữa hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) hoặc hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E).

Ví dụ:

Anh A đặt lệnh mua cổ phiếu B với tổng trị giá là 1000 đô. A quyết định đặt luôn đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận tối đa đạt được. Cụ thể như sau:

  • Giả sử khi không sử dụng đòn bẩy tài chính. Sau đó một tuần thì cổ phiếu B tăng/giảm 5%, A sẽ lãi/lỗ 50 đô.
  • Khi sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:10, cổ phiếu B tăng/giảm 5%, thì A sẽ lãi/lỗ 500 đô.
  • Khi sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:50, cổ phiếu B tăng/giảm 5%, thì A sẽ lãi/lỗ 2500 đô.
  • Khi sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:500, cổ phiếu B tăng/giảm 5%, thì A sẽ lãi/lỗ 25000 đô.

Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

 Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính được thể hiện trong hình sau:

 Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính
Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Trong đó:

  • EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
  • F: chi phí cố định; 
  • v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm; 
  • p: giá bán; 
  • Q: số lượng sản phẩm
  • I: lãi vay phải trả

Mời bạn đọc xem qua ví dụ để dễ hình dung cụ thể công thức được tính như thế nào:

Doanh nghiệp A kinh doanh thời trang giá rẻ với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ. Trong đó bao gồm 50.000.000 VNĐ đi vay với lãi suất 10%/năm. Phần còn lại là vốn tự có của doanh nghiệp. 

Dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000 VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000 VNĐ. 

Ta có: 

  • I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ
  • F = 40.000.000 VNĐ
  • v = 14.000 VNĐ
  • p = 20.000 VNĐ
  • Q = 10.000 sản phẩm.

Áp dụng công thức trên, ta có mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay là:

EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ

Khi đó mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là:

DFL = 20.000.000 / (20.000.000 – 5.000.000) = 1,34

Như vậy, khi doanh nghiệp A tăng/giảm 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34%

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán

Đòn bẩy tài chính là công cụ được các nhà đầu tư yêu thích và sử dụng nhiều trong thị trường chứng khoán. 

Những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính phần lớn là những nhà đầu tư mạo hiểm, đã có nhiều kinh nghiệm. Họ muốn tận dụng tối đa những lợi thế mà công cụ này mang lại nhằm tối ưu lợi nhuận.

Sử dụng đòn bẩy hợp lý trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát được mức lỗ trong khả năng cho phép. Giúp gia tăng lợi nhuận mà không phải mạo hiểm quá. Đối với những người mới bước vào đầu tư chứng khoán, chưa rành về thị trường và nguồn tiền dự phòng ít thì cũng có thể sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ thấp để trải nghiệm nhưng vẫn đảm bảo tránh rủi ro cao.

Đối nhà đầu tư lâu năm thì có thể đặt mức đòn bẩy cao, nếu có khả năng chịu đựng, chấp nhận rủi ro cao để thu về những cơ hội sinh lời lớn. Việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhanh chóng nếu thắng. Và ngược lại nếu thua, nó sẽ khiến bạn mất tiền nhanh hơn rất nhiều.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng đòn bẩy trong chứng khoán

Ưu điểm:

  • Đòn bẩy là một công cụ mạnh mẽ giúp nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận.
  • Đòn bẩy tài chính có thể được xem là khoản vay không tính lãi. Nó dễ tiếp cận nên rất tiện lợi để sử dụng.
  • Trong lúc thị trường ít biến động thì lợi nhuận thu được sẽ không cao do ít có sự thay đổi về giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nhờ các giao dịch đòn bẩy, nhà đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn ngay cả trong thời gian biến động thấp trên thị trường. 

Nhược điểm:

  • Cái gì mang lại nhiều lợi nhuận thì tỉ lệ rủi ro càng tăng cao. Bạn sẽ mất rất nhiều tiền nếu phiên giao dịch đó lỗ, đi theo hướng ngược lại với kỳ vọng. Nên trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, dành ra nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ để tránh những rủi ro không mong muốn.
So sánh ưu và nhược điểm của đòn bẩy tài chính
So sánh ưu và nhược điểm của đòn bẩy tài chính

Xem thêm: Ký quỹ là gì? Quyền & nghĩa vụ 3 bên tham gia giao dịch ký quỹ

Những lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Sau khi phân tích những ưu và nhược điểm trên, chắc hẳn bạn đọc có thể hiểu rằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một con dao hai lưỡi. Để tránh bị lưỡi dao còn lại gây tổn hại đến tài sản của mình, nhà đầu tư cần lưu ý đến những vấn đề như sau:

  • Cần phải có một định hướng tốt, tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng công cụ này.
  • Cần chọn các đơn vị tài chính đáng tin cậy khi vay vốn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng có tên tuổi. Vì các đơn vị này luôn có mức lãi suất ổn định, rõ ràng để phòng ngừa tình trạng rủi ro phá sản.
  • Cần thận trọng trong khâu đánh giá tài sản mà bạn tính dùng đòn bẩy để mua. Bởi giá trị tài sản đó sẽ tăng/giảm theo kỳ. Vì vậy nên xây dựng chiến lược tài chính thấp hơn một chút so với mục tiêu hướng đến.
  • Chỉ nên đăng ký khoản vay mà bạn có thể chi trả ổn định.
  • Tập trung vào dòng tiền để thu lợi nhuận cao.

Bài viết là chia sẻ của DNSE về đòn bẩy tài chính là gì. Mong rằng qua những thông tin được cung cấp, bạn đã hiểu hơn về khái niệm này.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan