Kiến thức tổng quan | 30/12/2021

Giữa vay tín chấp và vay thế chấp, đâu là phương án vay vốn có lợi hơn?

Hai loại hình vay hợp pháp phổ biến nhất trên thị trường tín dụng hiện nay là vay tín chấp và vay thế chấp. Khi có nhu cầu vay vốn, người vay thường phân vân không biết nên lựa chọn hình thức vay nào. Trong bài viết dưới đây, ngoài phân biệt hai hình thức vay, DNSE sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về hai phương pháp vay này sẽ phù hợp với những đối tượng nào.

Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp

Phân biệt hai hình thức vay tin chấp và vay thế chấp
Phân biệt hai hình thức vay tin chấp và vay thế chấp

Dưới đây là những điểm khác nhau giữa vay tín chấp và vay thế chấp:

Tiêu chí Vay tín chấp Vay thế chấp
Khái niệm Hình thức vay dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của người vay. Hình thức vay yêu cầu người vay phải có tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của cá nhân nếu muốn vay vốn. Việc định giá tài sản thế chấp thuộc về trách nhiệm của ngân hàng cho vay.
Mục đích vay Phần lớn là vay cho mục đích tiêu dùng cá nhân Cần số vốn lớn để mua các tài sản có giá trị như nhà, ô tô,… hay phục vụ công việc kinh doanh,…
Lãi suất Lãi suất cao và thường cố định trong thời gian cho vay. So với vay tín chấp, lãi suất vay thế chấp thấp hơn nhiều. Thông thường, lãi suất sẽ cố định trong 6 – 12 tháng đầu. Sau đó, ngân hàng sẽ quy định thả nổi lãi suất.
Hạn mức vay Thấp hơn vay thế chấp Thường rơi vào khoảng từ 70% – 100% giá trị tài sản thế chấp
Thời gian duyệt giải ngân 1-3 ngày 5-7 ngày. Đối với một số trường hợp, thời gian vay có thể kéo dài hơn từ 7-10 ngày
Điều kiện cho vay Độ tuổi 22-60 tuổi; Thu nhập ổn định;Không có lịch sử tín dụng xấu ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính; Có hộ khẩu/Giấy tạm trú/KT3 tại cùng địa bàn với đơn vị cho vay đang hoạt động; CMND/CCCD hay hộ chiếu còn hiệu lực  Ngoài những điều kiện giống như vay tín chấp, vay thế chấp còn yêu cầu:Giá trị của tài sản thế chấp bằng hoặc lớn hơn khoản vay. Mục đích vay thế chấp hợp pháp. 
Đối tượng khách hàng vay vốn Khách hàng có thu nhập thường xuyên và ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Khách hàng có thu nhập ổn định từ lương, từ kinh doanh, cho thuê bất động sản,…; có tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay vốn hoặc người bảo lãnh khoản vay
Thủ tục vay Đơn giản, chỉ yêu cầu các loại giấy tờ nhân thân và giấy tờ chứng minh thu nhập Phức tạp hơn, bao gồm giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ pháp lý và tài liệu khác liên quan đến tài sản đảm bảo
Rủi ro mất tài sản Vì người vay không phải thế chấp tài sản nên không có rủi ro mất tài sản. Nếu người vay không trả được nợ thì ngân hàng sẽ đem phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.
Chi phí Gồm có phí xử lý hồ sơ, phí bảo hiểm khoản vay, phí phạt thanh toán trễ hạn và phí trả nợ trước hạn Phí thẩm định tài sản, phí xử lý hồ sơ, phí bảo hiểm khoản vay, phí phạt nếu thanh toán quá hạn và phí trả nợ trước hạn
Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp

Ưu và nhược điểm của vay tín chấp và vay thế chấp

Vay tín chấp

Ưu điểm

Khi vay tín chấp, bạn không cần phải sở hữu tài sản có giá trị để đảm bảo khoản vay. Hơn nữa, ngân hàng cũng không yêu cầu bảo lãnh từ bất kỳ tổ chức nào. Ngân hàng chỉ dựa trên khả năng thanh toán nợ và lịch sử tín dụng để xét duyệt việc cho vay vốn. Chỉ trong một thời gian ngắn, số tiền vay sẽ được ngân hàng giải ngân.

Nhược điểm

Tuy nhiên vì không có tài sản đảm bảo để phòng trường hợp xảy ra nợ xấu, lãi suất vay tín dụng thường cao hơn nhiều lãi suất vay thế chấp. Hạn mức vay và thời gian vay cũng bị giới hạn.

Vay thế chấp

Ưu điểm

Căn cứ vào giá trị của tài sản thế chấp mà người vay có thể vay lượng vốn cao. Bên cạnh đó, vì có tài sản đảm bảo nên lãi suất và thời gian vay cũng ưu đãi hơn. Hiện nay, ngân hàng thương mại công bố nhiều gói vay thế chấp ưu đãi. Những gói vay này thường dành cho các mục đích khác nhau. Hạn mức, lãi suất và thời gian vay sẽ dao động tùy vào gói vay.

Nhược điểm

Người vay bắt buộc phải có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nếu muốn vay theo phương thức này. Trong trường hợp không thể trả nợ, người vay có thể mất quyền sở hữu tài sản đảm bảo. Ngân hàng có thể đem ra đấu giá hoặc bán tài sản để thu hồi khoản cho vay. Quá trình định giá tài sản thường rất cẩn thận và mất nhiều thời gian nên thời gian xử lý giao dịch cũng lâu hơn vay tín chấp.

Nên vay tín chấp hay vay thế chấp?

Giữa vay tín chấp và vay thế chấp, nên chọn hình thức vay nào?
Giữa vay tín chấp và vay thế chấp, nên chọn hình thức vay nào?

Để lựa chọn giữa vay tín chấp và vay thế chấp, người đi vay cần dựa trên mục đích vay, số vốn muốn vay và khả năng tài chính của bản thân. Một số yếu tố khác như lãi suất vay, thời gian vay,… cũng nên được cân nhắc khi xác định hình thức vay vốn.

Đối với vay tín chấp, hình thức vay này phù hợp với vay ngắn hạn, với những người không có hoặc không muốn thế chấp tài sản và nhu cầu vay khoản vốn nhỏ. Hạn mức vay thường bị giới hạn gấp 5 lần mức lương của bạn. Thêm nữa, mức độ trượt giá khi vay tín chấp rất cao. Bạn cũng dễ bị đánh giá điểm tín dụng xấu nếu chẳng may thanh toán trễ hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai.

Đối với vay thế chấp, nếu bạn cần khoản vay dài hạn cho việc mua bất động sản, những đồ vật có giá trị lớn như ôtô, máy móc,.. hay để kinh doanh thì đây có thể là phương án vay lý tưởng. Thời gian vay dài và lãi suất thấp sẽ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người vay. Tuy nhiên, nếu không có khả năng trả nợ thì bạn sẽ mất quyền sở hữu với tài sản đảm bảo.

Có thể đồng thời vay tín chấp và vay thế chấp không?

Có thể vừa vay tín chấp vừa vay thế chấp không?
Có thể vừa vay tín chấp vừa vay thế chấp không?

Người vay có thể cùng lúc vay tín chấp và vay thế chấp. Tuy nhiên, điều kiện vay thế chấp phức tạp hơn. Nếu muốn vay thế chấp, người vay cần đáp ứng những điều kiện như:

  • Có nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên để đảm bảo năng lực trả nợ
  • Giá trị của tài sản thế chấp lớn hơn hoặc bằng khoản vay
  • Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu
  • Mục đích vay thế chấp hợp pháp

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vay đồng thời hai hình thức ở cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng miễn là bạn đáp ứng yêu cầu cho vay. Dù vay vốn ở đâu và dưới hình thức nào, bạn đều nên tìm hiểu kỹ quy định cho vay, lãi suất cho vay,… để tìm được phương án vay phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết, ưu và nhược điểm của hình thức vay tín chấp và vay thế chấp. Trong khi vay tín chấp phù hợp với các khoản vay ngắn hạn thì vay thế chấp sẽ giúp giảm bớt gánh nặng đối với các khoản vay dài hạn. Dựa vào khả năng tài chính cá nhân và các tiêu chí vay vốn, bạn có thể quyết định được phương án vay tối ưu cho bản thân.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đặng Trà My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan