Doanh nghiệp | 29/04/2022

Vốn chủ sở hữu là gì? Những thông tin quan trọng về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hiểu về chủ đề này, nhà đầu tư sẽ có những đánh giá chính xác hơn về tình hình và tiềm năng doanh nghiệp. Dẫu vậy, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về vốn chủ sở hữu. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Nó có những hình thức nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (Owner’s equity) là nguồn vốn thuộc về chủ doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp, được đóng góp để vận hành hoạt động kinh doanh.

Loại vốn này được sử dụng như nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp. Vào trường hợp đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động, vốn chủ sở hữu sẽ được ưu tiên sử dụng để trả các khoản nợ rồi chia đều cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn.

Báo cáo Vốn chủ sở hữu của Vinamilk năm 2021
Báo cáo Vốn chủ sở hữu của Vinamilk năm 2021

Vốn chủ sở hữu có những hình thức nào?

Khi nhìn vào Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể sẽ băn khoăn không biết vốn chủ sở hữu là gì, vốn chủ sở hữu sẽ xuất hiện ở đâu. Thông thường, vốn chủ sở hữu sẽ tồn tại dưới nhiều dạng như:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Để trả lời câu hỏi vốn chủ sở hữu là gì, đầu tiên phải kể đến dạng vốn được đầu tư bởi các cổ đông. Vốn đầu tư của chủ sở hữu có thể tồn tại dưới dạng vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần.

Vốn cổ phần là khoản tài chính được đóng góp thực tế từ các cổ đông. Số vốn này được quy định trong điều lệ doanh nghiệp và được ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần là số tiền chênh lệch sau khi phát hành với mệnh giá cổ phiếu mà doanh nghiệp thu được.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước có ra quy định mỗi cổ phiếu đều có mệnh giá là 10.000 đồng. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch, mệnh giá này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào diễn biến thị trường.

Ví dụ, doanh nghiệp A có giá cổ phiếu hiện tại theo tham chiếu trên thị trường là 30.000 đồng. Nếu doanh nghiệp A phát hành thêm cổ phiếu, mệnh giá lúc này sẽ là 30.000 đồng theo thị trường. Giả sử công ty A phát hành 10.000 cổ phiếu thì số tiền thu về của công ty là 300.000.000 đồng. Lúc này, số tiền thu về sẽ được phân bổ:

  • 10.000 x 10.000 = 100.000.000 đồng sẽ được phân bổ vào vốn cổ phần và có 10.000 cổ phiếu phát hành thêm được cộng vào số cổ phiếu hiện có.
  • Số tiền còn lại: 300.000.000 – 100.000.000 = 200.000.000 đồng là thặng dư vốn cổ phần

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận
Lợi nhuận là một phần của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bao gồm cả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận này sẽ bao gồm các loại quỹ và lợi nhuận chưa phân phối.

Các loại quỹ được lấy từ nguồn lợi nhuận trong năm. Tùy vào mục đích cụ thể mà các quỹ được trích lập theo quy định riêng, không vượt quá tỷ lệ mà pháp luật quy định. Khoản lợi nhuận còn lại sẽ được gọi là lợi nhuận chưa phân phối.

Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư chủ sở hữu và lợi nhuận từ kinh doanh sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất. Ví dụ như trong báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2021, tổng vốn chủ sở hữu lên đến hơn 35.8 nghìn tỷ. Trong đó, vốn cổ phần là 20.8 nghìn tỷ, chiếm 58.1% và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 7.5 nghìn tỷ, chiếm 20.9%.

Chênh lệch đánh giá tài sản

Chênh lệch đánh giá tài sản sẽ bao gồm: Chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trong đó:

Chênh lệch đánh giá lại tài sản phản ánh mức chênh lệch khi đánh giá lại lượng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu. Tài sản đánh giá lại có thể là tài sản cố định, bất động sản đầu tư… Ví dụ, năm 2015 công ty A sở hữu khối bất động sản trị giá 50 tỷ. Đến năm 2022, khối bất động sản này tăng giá lên thành 70 tỷ đồng. Mức độ chênh lệch lúc này sẽ là: 70 – 50 = 20 tỷ.

Còn chênh lệch tỷ số hối đoái cho thấy chênh lệch khi tỷ số này phát sinh trong các trường hợp: thực tế giao dịch, trao đổi bằng ngoại tệ, các chuyển đổi từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng,…

Nguồn khác

Các nguồn khác có thể kể đến như cổ phiếu quỹ, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn kinh phí sự nghiệp. Các khoản chênh lệch đánh giá tài sản và nguồn khác thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu của chủ sở hữu.

Cách tính vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có công thức tính toán dễ dàng áp dụng
Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có công thức tính toán dễ dàng áp dụng

Vốn chủ sở hữu (VCSH) được tính như sau:

VCSH = Tài sản – Nợ – Chi phí khác

Trong đó, tài sản bao gồm: nhà cửa, đất đai, vốn hàng hóa…

Ví dụ: Công ty A muốn xác định vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ cần thống kê ra các số liệu:

  • Về phần tài sản: Giá trị tài sản ước tính là 10 tỷ. Tổng giá trị thiết bị của công ty là 7 tỷ. Số hàng tồn kho và vật tư tại thời điểm hiện tại có giá trị 5 tỷ. Các khoản chi phí phải thu là 3 tỷ.
  • Về phần nợ: Công ty A đáng nợ 4 tỷ để vay mua các thiết bị, 1 tỷ tiền lương.

Như vậy, vốn chủ sở hữu = (10+7+5+3) – (4+1) = 15 – 5 = 10 tỷ đồng

Kết luận: Công ty A có vốn chủ sở hữu là 10 tỷ đồng.

Sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu bắt nguồn từ đâu?

Sự tăng và giảm của vốn chủ sở hữu mang những ý nghĩa riêng
Sự tăng và giảm của vốn chủ sở hữu mang những ý nghĩa riêng

Vốn chủ sở hữu tăng 

  • Khi nguồn vốn gia tăng do chủ sở hữu góp thêm
  • Cổ phiếu được phát hành lại với giá cao hơn mệnh giá
  • Lợi nhuận kinh doanh hoặc vốn thuộc vốn chủ sở hữu gia tăng
  • Giá trị từ tài trợ, quà biếu, tặng sau khi trừ đi thuế là số dương và được cho phép bởi các cấp thẩm quyền
  • Bao gồm giá trị từ tài trợ, quà biếu, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương được các cấp thẩm quyền cho phép

Vốn chủ sở hữu giảm

  • Cổ phiếu được phát hành lại có giá thấp hơn mệnh giá
  • Doanh nghiệp phải thực hiện hoàn trả vốn góp
  • Công ty chấm dứt kinh doanh, phá sản hoặc giải thể
  • Hủy bỏ cổ phiếu dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm
  • Khi cần bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh

Sự thay đổi trong nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu tăng cho thấy doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động mạnh mẽ, lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên nếu ngược lại, vốn chủ sở hữu giảm đồng nghĩa rằng công ty đang thu hẹp cơ cấu hoặc cho thấy tình trạng kinh doanh thua lỗ.

Kết luận

Bài viết trên là chia sẻ của DNSE về vốn chủ sở hữu là gì. Mong rằng qua đây, bạn đã thu được những kiến thức hữu ích. Đừng quên tiếp tục theo dõi website của DNSE để cập nhật liên tục những thông tin tài chính – chứng khoán khác nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan