Kinh tế | 19/10/2022

Vốn ODA là gì? Ưu và nhược điểm của loại vốn này

Đối với mỗi quốc gia kém và đang phát triển hầu như sẽ có những khoản vay từ các quốc gia lớn hơn. Những khoản vay đó được gọi là vốn ODA. Vậy vốn ODA là gì? Cùng tìm hiểu những kiến thức về nó qua bài viết dưới đây.

Vốn ODA là gì?

Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) là gì?

Vốn hợp tác phát triển chính thức hay còn gọi là ODA; là nguồn tiền mà chính phủ cũng như các cơ quan chính thức của các nước, các tổ chức phi chính phủ cho các nước đang và kém phát triển vay; nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, vốn ODA được thực hiện qua các hình thức: 

  • Hỗ trợ cán cân thanh toán; 
  • Tín dụng thương mại cùng với các điều khoản; 
  • Viện trợ chương trình; 
  • Hỗ trợ dự án. 

Đặc điểm của vốn ODA là gì?

Đặc điểm của vốn ODA
Đặc điểm của vốn ODA

Nguồn vốn hợp tác phát triển

Vốn ODA được coi là một hình thức hợp tác giữa chính phủ của các nước phát triển với các nước đang phát triển cũng như chậm phát triển. Khoản viện trợ này không hoàn lại hoặc có chính sách vay với các điều kiện ưu đãi.

Ngoài ra, bên cạnh những khoản cho vay có ưu đã; bên nhận viện trợ sẽ được cung cấp hàng hóa và một số dịch vụ khác. Họ cần có trách nhiệm để sử dụng nguồn vốn đó vào mục tiêu phát triển kinh tế; xã hội tạo điều kiện để phát triển kinh tế. 

Xem thêm: Đầu tư công là gì? Những loại hình đầu tư công mà bạn cần biết

Nguồn vốn có nhiều ưu đãi

Các khoản vay ODA là khoản vay có mức lãi suất rất thấp, nó chỉ từ vài phần trăm. Nhằm hỗ trợ các quốc gia đang và kém phát triển, ODA sẽ ưu đãi hơn rất nhiều nguồn vốn hiện nay, chẳng hạn như: thời gian lên đến 30 năm, lãi suất thấp, thời gian ân hạn tương đối dài,…

Một số điều kiện ràng buộc đi kèm

Với các nước viện trợ vốn ODA; họ đều có những chính sách và quy định riêng để ràng buộc với các nước tiếp nhận. Các nước này không chỉ muốn đạt ảnh hưởng về chính trị mà còn muốn đem lại lợi nhuận cho họ. Vậy nên những khoản cho vay luôn đi kèm với những điều kiện nhất định về nhiều mặt như kinh tế, chính trị,…

Các loại vốn ODA hiện nay

Vốn ODA gồm có: Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc; không ràng buộc; ràng buộc một phần (một phần chi ở nước được viện trợ, phần còn lại chi ở bất kỳ nước nào). Hơn thế nữa vốn hợp tác phát triển chính thức phân loại theo góc độ vay và trả gồm: viện trợ không hoàn lại; viện trợ hỗn hợp; viện trợ có hoàn lại. 

Các loại vốn ODA
Các loại vốn ODA

ODA viện trợ không hoàn lại

Với hình thức vay vốn này, nước vay vốn không cần phải hoàn trả lại. Nhưng đổi lại nguồn vốn này được sử dụng để thực hiện các dự án cho vay theo thỏa thuận với điều kiện các nhà thầu sẽ là người của bên cho vay. 

Bên cạnh đó có thể coi đây như một nguồn thu ngân sách của nhà nước. Nó được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển của bên nhận khoản vay. 

ODA viện trợ có hoàn lại

Việc vay vốn với lãi suất thấp và thời gian trả nợ hợp lý sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các quốc gia. Loại vốn ODA này chiếm một phần lớn trong tổng số vốn ODA trên toàn thế giới. 

Mặc dù không được sử dụng cho các mục đích xã hội nhưng nó được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thủy lợi,… Các điều kiện ưu đãi gồm: lãi suất thấp, thời gian dài, có khoản thời gian không trả nợ.

ODA tổng hợp

Loại ODA này là kết hợp của hai loại trên: hoàn lại và tín dụng ưu đãi. Vậy nên ODA tổng hợp giúp phát triển trên nhiều lĩnh vực như: giáo dục, y tế,… Loại vay này là khoản vay nước ngoài sở hữu thành tố ưu đãi đạt từ 35% trở lên đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ; hoặc ít nhất 25% với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. 

Những quốc gia và khu vực hỗ trợ vốn ODA tại Việt Nam

Quốc gia hỗ trợ vốn ODA lớn nhất tại Việt Nam là Nhật Bản. Nhiều nước thuộc liên minh Châu Âu như Đức, Pháp cũng góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam qua những khoản cho vay ODA ưu đãi. Ngoài ra còn có những quốc gia lớn như Mỹ, Hàn Quốc và Úc.

Trên đây là những kiến thức về vốn ODA là gì, hy vọng bạn sẽ có thể vận dụng nó vào trong quá trình đầu tư của mình.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan