Doanh nghiệp | 24/05/2022

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì? Ai cần hiểu về xếp hạng tín dụng?

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá tiềm năng tài chính của một công ty. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về vấn đề này. Vậy xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì? Nó có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì?

Xếp hạng tín dụng (xếp hạng tín nhiệm) là việc dự đoán khả năng trả nợ, đánh giá rủi ro tín dụng cũng như đưa ra những dự báo về khả năng vỡ nợ của đối tượng đi vay thông qua một hệ thống được xếp hạng sẵn. Định nghĩa này không bó hẹp trong đối tượng là một cá nhân hay tổ chức cụ thể mà áp dụng đối với mọi tổ chức đang có nhu cầu mượn tiền bao gồm: cá nhân, doanh nghiệp, Nhà nước, Chính phủ. Chính quyền tỉnh,…. Tuy nhiên, việc xếp hạng tín dụng được tiến hành chặt chẽ hơn.

Đọc thêm: Xếp hạng tín dụng cá nhân là gì? Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng cá nhân

Đặc trưng

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thường được thực hiện bởi các cơ quan chuyên nghiệp. Các cơ quan này sẽ tiến hành xem xét các loại nợ của công ty và đánh giá ảnh hưởng. Ba ông lớn trong số này là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch.

Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

  • Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định cho vay cũng như lãi suất của bên cho vay. Do đó, đối với người đi vay, họ cần cố gắng để xếp hạng tín dụng luôn ở mức cao. Riêng với các cơ quan đánh giá xếp hạng tín dụng, việc giữ được cái nhìn trung thực, khách quan về tình hình tài chính của người vay là đặc biệt quan trọng.
  • Không chỉ đối với người đi vay, xếp hạng tín dụng còn giúp xác định tiềm năng của trái phiếu doanh nghiệp đó. Xếp hạng tín dụng kém có thể phản ánh khả năng trả lợi tức của doanh nghiệp là thấp. Do đó, rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp lúc này tương đối lớn. 

Các hình thức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Có ba hình thức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Có ba hình thức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Trong đánh giá xếp hạng tín dụng, các doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn hình thức phù hợp nhất. Có ba hình thức phổ biến nhất bao gồm:

  • Xếp hạng tín dụng lần đầu là việc đánh giá hiệu quả thực hiện các nghĩa vụ tài chính của các tổ chức phát hành khi đến hạn thanh toán.
  • Xếp  tín dụng hàng năm sẽ diễn ra sau xếp hạng tín dụng lần đầu và diễn ra định kỳ mỗi năm một lần. Xếp hạng theo năm sẽ đưa ra các đánh giá dựa trên thay đổi trong hoạt động tài chính của tổ chức phát hành.
  • Đánh giá sự kiện tín dụng sẽ diễn ra xuyên suốt quãng thời gian sau khi công bố xếp hạng tín dụng lần đầu. Đặc biệt, bất cứ một sự kiện có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tín dụng đều sẽ được xem xét, đánh giá.

Những nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Trong quá trình đánh giá xếp hạng tín dụng, một số yếu tố sẽ được quan tâm hàng đầu như uy tín doanh nghiệp, tình hình kinh doanh,… Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là tiền sử vay và trả nợ. Để đảm bảo tính khách quan và chi tiết, mọi khoản thanh toán hay vấn đề tài chính của doanh nghiệp đều sẽ được cơ quan đánh giá xem xét cẩn thận. Họ sẽ xem xét cả những vấn đề như tiềm năng kinh tế của tổ chức để có xếp hạng phù hợp. Doanh nghiệp với triển vọng kinh tế sẽ có xếp hạng tín dụng cao hơn những doanh nghiệp mất quá nhiều khoản thanh toán.

Minh họa về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Tùy vào công ty đánh giá sẽ có hệ thống xếp hạng mang đặc thù riêng
Tùy vào công ty đánh giá sẽ có hệ thống xếp hạng mang đặc thù riêng

Hiện giờ bạn đã có một nền tảng kiến thức cơ bản về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng xem xét và phân tích một số ví dụ cụ thể nhé.

Từ bảng trên, có thể thấy ba cơ quan có hệ thống ký hiệu xếp hạng khá tương đồng. Trong đó, AAA hay Aaa thường chỉ mức xếp hạng cao nhất. Từ Aa1 đến Aa3 hay AA+ đến AA- là mức xếp hạng rất cao. Từ A1 đến A3 và A+ đến A- là mức xếp hạng cao còn từ Baa1 đến Baa3 và từ BBB+ đến BBB- là mức xếp hạng tốt. Kể từ Ba1 trở đi hay BB+ đến D là để xếp hạng theo mức đầu cơ, rủi ro.

Ví dụ về xếp hạng tín dụng của một doanh nghiệp

Một ví dụ tiêu biểu cho xếp hạng tín dụng tại Việt Nam có thể kể đến Ngân hàng Techcombank. Theo xếp hạng từ tháng 9 năm 2020, Techcombank đã được S&P đánh giá như sau:

Loại xếp hạng Xếp hạng
Xếp hạng tín dụng nhà phát hành BB-/Ổn định/B
Triển vọng Ổn định
Xếp hạng nhà phát hành dài hạn bằng nội tệ BB-
Xếp hạng nhà phát hành ngắn hạn bằng nội tệ B
Xếp hạng nhà phát hành dài hạn bằng ngoại tệ BB-
Xếp hạng nhà phát hành ngắn hạn bằng ngoại tệ B

Như vậy, có thể thấy, đến tháng 9 năm 2020, ngân hàng Techcombank được đánh giá khá ổn định. Tuy đa phần xếp hạng ở mức khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính thấp và có yếu tố đầu cơ nhưng đến tháng 3 năm 2021, ngân hàng đã có những sự thay đổi đầy tiềm năng thông qua đánh giá của Moody’s:

Loại xếp hạng Xếp hạng
Triển vọng Tích cực 
Xếp hạng rủi ro đối tác Ba2
Xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn Ba3
Xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn Ba3
Đánh giá tín dụng cơ sở ba3
Đánh giá tín dụng cơ sở có điều chỉnh ba3
Đánh giá xếp hạng rủi ro đối tác Ba2(cr)
Xếp hạng nhà phát hành Ba3

Sau gần hơn nửa năm hoạt động, có thể thấy Techcombank đã có sự phát triển và được Moody’s đánh giá là có triển vọng tích cực.

Kết luận

Trên đây là giải thích của DNSE cho câu hỏi xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì của bạn. Từ những thông tin này, mong rằng bạn có thể hiểu rõ hơn những chỉ số, ký hiệu mà các doanh nghiệp cung cấp và có hành trình đầu tư phù hợp. Để theo dõi thêm những kiến thức lý thú về kinh tế, bạn hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan