Những sự thay đổi trong giá cả ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trong giao dịch chứng quyền. Do đó, nhà đầu tư phải thường xuyên cập nhật bảng giá để đưa ra quyết định mua bán kịp thời. Vậy bảng giá chứng quyền là gì? Làm thế nào để đọc bảng giá chứng quyền đúng cách? 

Bảng giá chứng quyền là gì? 

Tổng hợp kiến thức về bảng giá chứng quyền
Tổng hợp kiến thức về bảng giá chứng quyền

Bảng giá chứng quyền là nơi cập nhật đầy đủ những thông tin về mã chứng quyền có bảo đảm và giá hiện hành. Nhờ đó, nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin để đánh giá sức khỏe khoản đầu tư của mình. Cuối cùng đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý với hoàn cảnh.

Các thành phần bạn cần quan tâm trong một bảng giá chứng quyền gồm: 

  • Mã chứng quyền
  • Tổ chức phát hành
  • Ngày đáo hạn chứng quyền
  • Giá tham chiếu/ giá sàn/ giá trần
Bảng giá chứng quyền là gì?
Bảng giá chứng quyền là gì?

Các loại giá của một chứng quyền

Mỗi chứng quyền khi lưu hành sẽ có các loại giá khác nhau, với ý nghĩa riêng biệt. Nhà đầu tư cần phải nắm rõ và phân biệt để có thể tính ra lãi, lỗ khi đầu tư. 

  • Giá thực hiện: Đây là mức giá người sở hữu chứng quyền có quyền mua/bán chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành khi đến ngày đáo hạn. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở giúp nhà đầu tư xác định lãi/lỗ khi đầu tư CW. Giá thực hiện sẽ không đổi định trong suốt thời hạn của chứng quyền. Nó chỉ được điều chỉnh trong một số trường hợp chứng khoán cơ sở có sự kiện như trả cổ tức hoặc phát hành thêm cổ phiếu. 
  • Giá thanh toán: Sở giao dịch chứng khoán sẽ xác định và công bố giá thanh toán và trước ngày đáo hạn chứng quyền. Mức chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện dương cho biết nhà đầu tư có lời, và ngược lại. 
  • Giá chứng quyền: Đây là mức giá nhà đầu tư phải trả khi sở hữu chứng quyền. Đây là mức giá chào bán của tổ chức vào thời điểm phát hành. Sau khi chứng quyền được niêm yết, mức giá này sẽ là giá giao dịch của chứng quyền trên thị trường. 

Cách tính giá trần, giá sàn của chứng quyền

Giá trần/ giá sàn của một chứng quyền trong ngày giao dịch của chứng quyền mua được xác định như sau: 

  • Giá trần = giá tham chiếu chứng quyền + (giá trần của cổ phiếu cơ sở – giá tham chiếu cổ phiếu cơ sở)/ Tỷ lệ chuyển đổi
  • Giá sàn = giá tham chiếu chứng quyền – (giá tham chiếu cổ phiếu cơ sở – giá sàn của cổ phiếu cơ sở )/ Tỷ lệ chuyển đổi

Ví dụ: giá chứng khoán cơ sở của VNM là 90.000 đồng, biên độ dao động 5%, giá trần 98.000 đồng, giá sàn 85.000 đồng, giá tham chiếu chứng quyền: 10.000 nghìn, tỷ lệ chuẩn đổi 2:1. 

Lúc này: 

  • Giá trần = 10 + (98 – 90) : 2 = 14.000 đồng
  • Giá sàn = 10 – (90 – 85) : 2 = 7.500 đồng

Hướng dẫn xem bảng giá chứng quyền từ A đến Z

Nhà đầu tư có thể xem bảng giá chứng quyền ngay trên bảng giá chứng khoán của DNSE. Về cơ bản, bảng giá chứng quyền điện tử được mô phỏng giống với bảng giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, sẽ không quá khó khăn để bạn có thể đọc hiểu được bảng giá này. 

Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào bảng giá chứng khoán. Sau đó, bạn gõ mã chứng quyền muốn tìm kiếm giống như hình phía dưới đây. 

Bảng giá điện tử của chứng quyền
Bảng giá điện tử của chứng quyền

Trên bảng giá chứng quyền điện tử sẽ xuất hiện các thông tin: 

  • Cột 1: Mã chứng quyền (dài hơn so với mã cổ phiếu)
  • Cột 2: Giá tham chiếu
  • Cột 3: Giá trần
  • Cột 4: Giá sàn
  • Cột 5: Tổng khối lượng giao dịch
  • Các cột tiếp theo sẽ là giá mua, giá khớp lệnh và giá bán.

Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng quyền

Đầu tư chứng quyền mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khó lường trước. 

Lợi ích: 

  • Không yêu cầu nhiều vốn: Mệnh giá của một chứng quyền thường thấp hơn rất nhiều so với chứng khoán cơ sở. Do đó, bạn không cần bỏ ra nhiều tiền vốn để đầu tư chứng khoán. 

Ví dụ: Một cổ phiếu MWG được bán với giá 100 nghìn đồng, trong khi một chứng quyền MWG chỉ có giá 10.000 đồng. Do đó, thay vì phải bỏ ra 100 triệu để sở hữu 1.000 cp, bạn có thể bỏ ra 10 triệu để nắm giữ 1.000 CW. Vậy là bạn có thể tiết kiệm được 90 triệu để đầu tư cái khác. 

  • Rủi ro giới hạn: Trong giao dịch chứng quyền, bạn chỉ phải chịu rủi ro và mức lỗ giới hạn thấp. Như ở ví dụ trên, nếu bạn đầu tư chứng quyền thua, bạn sẽ mất 10 triệu. Trong khi đó khoản lỗ của chứng khoán lên tới 100 triệu đồng.

Rủi ro:

Bên cạnh những lợi ích cực kỳ hấp dẫn, đầu tư chứng quyền cũng tiềm ẩn một số rủi ro mà bạn nên biết: 

  • Đòn bẩy cao: Do biên độ trần sàn dao động lớn có thể lên đến 100-200% nên giá chứng quyền có thể giảm rất mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể an tâm vì mức lỗ khi đầu tư chứng quyền được giới hạn bằng số tiền bỏ ra đầu tư. 
  • Thời hạn của chứng quyền thường chỉ giới hạn từ 3 tháng đến 2 năm. Do đó, những nhà đầu tư dài hạn nên lưu ý khi đầu tư chứng quyền. 
  • Chứng quyền có đảm bảo được phát hành bởi các công ty chứng khoán. Do vậy, bạn không thể loại trừ rủi ro tổ chức phát hành không có khả năng thanh toán.

Trong bài viết trên, DNSE đã bật mí cho bạn những kiến thức về bảng giá chứng quyền. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể đầu tư an toàn và đưa ra những quyết định sáng suốt. Hãy tiếp tục theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức hơn nữa nhé. 

banner
banner
Giao dịch chứng khoán trọn đời với Entrade X by DNSE
icon  Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ miễn phí icon  Đầu tư thông minh với Entrade X icon  Không thu phí duy trì tài khoản icon  Mở tài khoản miễn phí trong 1 phút
Tải ứng dụng app-qr
17/12/2022

Bảng giá chứng khoán DNSE đã cập nhật một số tính năng mới bao gồm tra cứu chi tiết cổ phiếu, cập nhật diễn biến thị trường,…

31/5/2022

VN30 là nhóm cổ phiếu có tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, việc đọc hiểu bảng giá VN30 là rất quan trọng.

31/5/2022

Mã chứng khoán là một trong những khái niệm đầu tiên nhà đầu tư cần làm quen khi bắt đầu chơi chứng khoán. Vậy mã chứng khoán là gì? Nó được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

30/5/2022

Có rất nhiều thuật ngữ mới lạ đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất của họ là Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì. Nếu bạn cũng nằm trong những người đang có những câu hỏi tương tự thì bài viết này là dành cho bạn.

26/5/2022

Upcom là sàn chứng khoán có số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường. Để bắt đầu làm quen, hãy tìm hiểu về bảng giá Upcom qua bài viết dưới đây.

26/5/2022

HNX là một trong hai sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bảng giá chứng khoán HNX.

26/5/2022

HOSE là sàn chứng khoán lớn tại thị trường Việt Nam. Đọc hiểu bảng giá chứng khoán HOSE là bước đầu để bạn thành công trên con đường đầu tư.

7/4/2022

VNX AllShare là chỉ số có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thị trường. Vậy chỉ số VNX AllShare là gì? Nó có vai trò như thế nào?

7/4/2022

Dư mua dư bán là một khái niệm quan trọng trong chứng khoán mà mọi nhà đầu tư cần hiểu rõ. Vậy dư mua dư bán là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

29/12/2021

Bảng giá chứng quyền là nơi cập nhật tất cả thông tin liên quan về mã chứng quyền, loại chứng quyền, giá hiện hành.

23/11/2021

Nhiều nhà đầu tư khi sử dụng bảng điện thường thắc mắc cột room chứng khoán là gì và hay nhầm lẫn giữa room chứng khoán và “phím hàng”.

19/11/2021

Chỉ số HNX30 là gì? HNX30 là chỉ số giá của 30 mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

20/10/2021

Đầu tư tài chính đang trở thành xu hướng của giới trẻ với nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu,…

6/9/2021

VN30 là chỉ số của 30 cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), với giá trị vốn hoá thị trường cũng như tính thanh khoản là cao nhất.

6/9/2021

Chỉ số VN-Index được tổng hợp và tính toán dựa trên sự biến động giá mỗi ngày của tất cả các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).