Chứng khoán | 31/12/2021

Bong bóng chứng khoán là gì? Điều gì xảy ra khi bong bóng vỡ

Khái niệm bong bóng không hề xa lạ với những nhà đầu tư. Gần như mọi lĩnh vực đầu tư trên thị trường đều có thể xảy ra hiện tượng bong bóng. Và tất nhiên, thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ. Hiện tượng bong bóng chứng khoán xảy ra khi giá trị thị trường của nó vượt xa giá trị thực tế. Và khi bong bóng cứ ngày một lớn, giá cổ phiếu ngày càng tăng cao không kiểm soát sẽ dẫn đến hiện tượng “vỡ”. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bong bóng chứng khoán bị vỡ. Trong bài viết này, DNSE sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về bong bóng chứng khoán là gì? Các bạn đừng bỏ qua nhé. 

Bong bóng thị trường chứng khoán là gì?
Bong bóng thị trường chứng khoán là gì?

Bong bóng chứng khoán là gì? 

Bong bóng chứng khoán là hiện tượng giá của một loại chứng khoán (thường là cổ phiếu) tăng vượt xa giá trị thực của chúng. Bong bóng này được hình thành bởi nhu cầu của nhà đầu tư với một loại cổ phiếu quá cao. Điều này vượt qua với sự lạc quan về một thị trường chứng khoán đang tăng và nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) khi những người khác thu được lợi nhuận lớn.

Bong bóng sẽ to lên cho đến khi giá cổ phiếu ở mức vượt quá sự hợp lý của thị trường. Và khi không có thêm nhà đầu tư xuống tiền mua ở mức giá đó, bong bóng thường bắt đầu vỡ. Việc này có thể xảy ra rất nhanh chóng, khiến các nhà đầu tư không kịp thoát khỏi thị trường trước khi bị thiệt hại đáng kể.

Bong bóng là hiện tượng giá cổ phiếu tưng vượt giá trị thực
Bong bóng là hiện tượng giá cổ phiếu tưng vượt giá trị thực

Nguyên nhân dẫn đến bong bóng chứng khoán

Hiện tượng đầu cơ chứng khoán: Nhà đầu cơ tin rằng sẽ có những nhà đầu cơ khác sẵn sàng mua cổ phiếu ở giá cao hơn. Vì lẽ đó, họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để nắm giữ cổ phiếu vượt xa giá trị thực. Sau cùng, họ chờ đợi sự gia nhập của nhà đầu cơ khác đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Điều này khiến bong bóng trên thị trường chứng khoán ngày càng lớn cho đến khi nổ. 

Tâm lý đám đông, hiệu ứng FOMO: Tâm lý đám đông và FOMO cũng tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Khi giá của chứng khoán bất ngờ tăng, nhà đầu tư tin rằng phải có nguyên nhân nào đó. Việc liên tục mua vào của một nhóm nhà đầu tư trên thị trường sẽ tác động đến số còn lại. Họ lo ngại việc mình sẽ bỏ lỡ cơ hội thu lợi hấp dẫn nếu không vào lệnh. Vì vậy, một lượng lớn giao dịch và nhà đầu tư vào lệnh mua sẽ ồ ạt diễn ra. Điều này góp phần đẩy giá cổ phiếu tăng cao liên tục.  

5 giai đoạn phát triển của bong bóng chứng khoán

Bong bóng chứng khoán là hiện tượng khóa nhận biết. Do đó. nhà đầu tư thường chỉ biết mình đang vướng vào khi bong bóng sắp vỡ. Dưới đây là 5 giai đoạn hình thành và phát triển của các bong bóng thị trường chứng khoán. 

5 giai đoạn bong bóng thị trường chứng khoán
5 giai đoạn bong bóng thị trường chứng khoán

Giai đoạn 1: Chuyển đổi

Chuyển đổi xảy ra khi các nhà đầu tư chú ý vào một sự phát triển mới của thị trường. Ví dụ là như một sản phẩm, công nghệ mới hoặc một mức lãi suất thấp kỷ lục. Điều này làm nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng, khiến họ “mờ mắt” bởi một mô hình mới.

Giai đoạn 2: Bùng nổ

Sau sự chuyển dịch bởi kỳ vọng về một mô hình mới, giá cổ phiếu sẽ từ từ tăng.   Ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường, dẫn đến sự bùng nổ trong tương lai gần. Khi các phương tiện đại chúng bắt đầu đưa tin về sự kiện, sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Lúc này giá sẽ chuyển từ tăng từ từ qua mạnh mẽ. 

Giai đoạn 3: Niềm hạnh phúc

Tại thời điểm giá tăng nhanh chóng, rất nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào việc làm giàu nhanh chóng. Khi giá cổ phiếu tăng chóng mặt, các nhà đầu tư dường như cho rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi. Vì vậy, gần như nhà đầu tư nào cũng vướng phải nỗi sợ bỏ lỡ và phớt lờ việc giá tăng gần chạm đỉnh. 

Giai đoạn 4: Chốt lời

Ở giai đoạn này, những  nhà đầu tư thông minh sẽ nhận thấy những dấu hiệu cho thấy thị trường đang ở thời điểm sắp tới hạn và bong bóng có nguy cơ vỡ. Vì vậy, họ là những người chơi đầu tiên thoát ra và chốt lời. Việc bán ra ồ ạt sẽ khiến thị trường trở nên hoảng loạn, nguy cơ bong bóng vỡ là rất lớn. 

Giai đoạn 5: Hoảng loạn

Khi bong bóng cuối cùng vỡ, nó có thể tạo ra một sự lây lan nhanh chóng trên toàn bộ thị trường chứng khoán. Lúc này, các nhà đầu tư đối mặt với các nguy cơ giá trị tài sản giảm mạnh, thậm chí là bị Call margin hay Force sell nếu họ sử dụng ký quỹ. Điều này dẫn đến một sự bán tháo mạnh mẽ diễn ra trên thị trường. Khi cung vượt quá cầu, giá trị tài sản sẽ trượt dốc không phanh. Sau thời kỳ hoảng loạn qua đi, thị trường kinh tế sẽ đi xuống nhanh chóng và nguy cơ sụp đổ.  

Bong bóng chứng khoán Dotcom 2000

Bong bóng dot-com vào cuối những năm 1990 là kết quả của sự gia tăng nhanh chóng trên thị trường chứng khoán NASDAQ do các khoản đầu cơ vào các công ty internet. Thông qua một số lượng lớn các đợt chào bán công khai ban đầu, các nhà đầu tư và nhà đầu cơ đã theo dõi tiền đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp internet mà trong một số trường hợp vẫn chưa kiếm được bất kỳ doanh thu nào, ít tạo ra lợi nhuận hơn nhiều. Giá cổ phiếu của họ sẽ tăng gấp ba hoặc gấp bốn lần trong vòng một ngày, tạo ra sự điên cuồng cho các nhà đầu tư.

Bong bóng dotcom năm 2000
Bong bóng dotcom năm 2000

NASDAQ đạt đỉnh vào ngày 10/03/2000, sau khi tăng gần gấp đôi so với năm trước. Khi các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng về việc định giá cao một cách phi lý. Cùng với đó là việc hoạt động kinh doanh tệ hại của các công ty internet này bị phanh phui. Những điều này đã kích hoạt việc bán ra ồ ạt ở tất cả các cổ phiếu công nghệ. Nhiều công ty dot-com mới được định giá hàng trăm triệu đô la đã bị giảm xuống con số 0. Hàng nghìn tỷ đô la vốn đầu tư đã biến mất khỏi thị trường. 

Cách hạn chế tác hại của các bong bóng chứng khoán

Để tránh mắc phải bong bóng chứng khoán và giảm rủi ro khi mắc phải, nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức. Qua đó, bạn có thể giữ một “cái đầu lạnh” để đưa ra phán đoán chính xác. 

Một phương thức hạn chế rủi ro khi mắc phải bong bóng là đặt stop loss cho lệnh giao dịch. Stoploss là lệnh giúp bạn đặt ra một điểm cắt lỗ tự động ngay từ khi bắt đầu giao dịch. Điều này giúp nhà đầu tư hạn chế tối đa thiệt hại khi có rủi ro. Trong đó, điểm cắt lỗ không quá 2% tổng giá trị tài khoản là lựa chọn thông minh nhất. Vì thế, dù là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay F0, bạn cũng nên nắm vững quy tắc này. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn tài sản ngay cả khi thị trường sụp đổ. 

Ngoài ra, một cách khác giúp hạn chế bong bóng thị trường là tăng cường xây dựng hệ thống thông tin. Nhà đầu tư cần theo dõi và nắm bắt được việc dùng đòn bẩy linh hoạt. Đặc biệt, bạn cần thận trọng và trau dồi kiến thức về luật và đầu tư chứng khoán nhiều hơn.

Trong bài viết trên, DNSE đã cung cấp cho bạn kiến thức về bong bóng chứng khoán. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể và rõ ràng về nó. Qua đó, bạn sẽ đề ra được những chiến lược và phương hướng đầu tư thông minh, tránh mắc phải bong bóng. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thị Hậu

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan