Phân tích kỹ thuật | 07/12/2022

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Ứng dụng chỉ báo PSAR trong chứng khoán

Chỉ báo Parabolic SAR là một công cụ mô tả xu hướng thị trường cũng như dự báo sự đảo chiều trong tương lai. Đây là một chỉ báo hữu ích để ra quyết định giao dịch khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Trong bài viết này, hãy cùng DNSE tìm hiểu PSAR là gì và cách sử dụng chỉ báo này nhé!

Chỉ báo Parabolic SAR là gì?
Chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Chỉ báo Parabolic SAR (Parabolic Stop And Reverse) là một chỉ báo cho biết xu hướng đảo chiều của thị trường. Chỉ báo này được phát triển bởi nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng J. Welles Wilder trong cuốn sách “Khái niệm mới trong các hệ thống giao dịch kỹ thuật” của ông.

PSAR là những đường cong trên biểu đồ giá mô tả các khoảng dừng và đảo chiều tiềm năng. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ báo này để xác định điểm ra vào lệnh phù hợp với xu hướng giá.

Đặc điểm của chỉ báo Parabolic SAR

  • PSAR được biểu diễn trên biểu đồ giá bằng tập hợp các dấu chấm nhỏ tạo thành những đường cong nét đứt.
  • Khoảng cách giữa đường PSAR và đường giá càng mở rộng khi xu hướng thị trường tăng hoặc giảm mạnh. Ngược lại, hai đường này sẽ liên tục cắt nhau khi thị trường không có xu hướng rõ ràng.
  • Sự thay đổi vị trí của đường PSAR so với đường giá sẽ cho dự báo về biến động của giá trong tương lai. 

Ví dụ:

Ví dụ chỉ báo PSAR trên biểu đồ giá BID
Ví dụ chỉ báo PSAR trên biểu đồ giá BID

Công thức Parabolic SAR

Chỉ báo Parabolic SAR được tính theo công thức sau:

Trong giai đoạn giá tăng: 

PSAR = SAR hiện tại + AF(EP – SAR hiện tại)

Trong giai đoạn giá giảm: 

PSAR = SAR hiện tại – AF(SAR trước – EP)

Trong đó:

  • AF: hệ số gia tốc. AF có thể được điều chỉnh thủ công để thay đổi độ nhạy của chỉ báo. Nhưng giá trị AF phù hợp và được sử dụng phổ biến nhất là 0,02.
  • EP: điểm cực trị (mức cao nhất trong xu hướng tăng hoặc mức thấp nhất trong xu hướng giảm)

Hiện nay, nhiều nền tảng giao dịch đã cung cấp công cụ tính toán chỉ báo PSAR tự động. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng cho hoạt động giao dịch của mình.

Ưu và nhược điểm của Parabolic SAR

Ưu và nhược điểm của Parabolic SAR
Ưu và nhược điểm của Parabolic SAR

Ưu điểm

  • PSAR cho biết dấu hiệu xu hướng và thời gian của xu hướng một cách rõ rệt.
  • Thông qua PSAR, nhà đầu tư có thể tìm được những điểm đảo chiều tiềm năng.
  • Mô hình PSAR được biểu thị trực quan trên biểu đồ giá. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng và cân nhắc điểm mua bán cũng như cắt lỗ.

Nhược điểm

  • Khi thị trường đi ngang, chỉ báo PSAR không hoạt động hiệu quả và có thể cho tín hiệu sai.
  • Độ nhạy của chỉ báo có thể được điều chỉnh thủ công. Điều này có thể gây rủi ro khi độ nhạy lớn và nguy cơ tín hiệu sai cao.
  • PSAR không xem xét đến khối lượng giao dịch. Vì vậy, những tín hiệu của PSAR có thể sai sót hoặc thiếu chắc chắn nếu được sử dụng riêng lẻ.

Cách giao dịch với chỉ báo Parabolic SAR

Sử dụng riêng chỉ báo PSAR

Chỉ báo Parabolic SAR có vai trò quan trọng trong thiết lập và đo lường sức mạnh của xu hướng thị trường. Cụ thể, nhà đầu tư có thể sử dụng PSAR trong giao dịch như sau:

Xác định xu hướng giá

  • Đường PSAR di chuyển bên dưới đường giá là dấu hiệu của thị trường tăng. Đây là lúc nhà đầu tư nên thực hiện lệnh mua cổ phiếu.
  • Đường PSAR di chuyển bên trên đường giá báo hiệu thị trường có xu hướng giảm. Nhà đầu tư có thể bắt đầu bán cổ phiếu.

Xác định thời điểm đóng lệnh

  • Khi đường PSAR xuất hiện phía trên đường giá, nhà đầu tư nên đóng lệnh mua do thị trường có thể giảm trong tương lai gần.
  • Khi đường PSAR xuất hiện phía dưới đường giá, nhà đầu tư nên đóng lệnh bán.

Như vậy, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo PSAR để có quyết định mua bán cổ phiếu kịp thời. Tuy nhiên nó chỉ phát huy tốt vai trò của mình trong thị trường có sự tăng, giảm rõ rệt. Khi thị trường sideway, chỉ báo thường hoạt động kém hiệu quả.

Sử dụng kết hợp chỉ báo PSAR với các công cụ khác

Kết hợp PSAR với vùng hỗ trợ và kháng cự

Khi đường PSAR xuất hiện trong vùng kháng cự mạnh, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán ngay khi nến giá đóng. Tuy nhiên, nếu PSAR nằm dưới khu vực hỗ trợ mạnh, đây khả năng cao là tín hiệu sai. Lúc này nhà đầu tư không nên vào lệnh bán.

Kết hợp Parabolic SAR với vùng kháng cự
Kết hợp Parabolic SAR với vùng kháng cự

Kết hợp với kênh giá

  • Giao dịch cùng chiều: Đường PSAR xuất hiện bên dưới đường giá và giá đi vào vùng hỗ trợ trong xu hướng tăng là thời điểm nhà đầu tư vào lệnh mua. Ngược lại khi PSAR nằm bên trên đường giá và giá đi vào vùng kháng cự của xu hướng tăng, đây là lúc đặt lệnh bán.
  • Giao dịch đảo chiều: Trong xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể đợi vào lệnh bán khi giá chạm vùng kháng cự và PSAR nằm trên đường giá. Còn trong xu hướng giảm, nên thực hiện lệnh mua khi PSAR nằm dưới vùng hỗ trợ và giá chạm vùng kháng cự.

Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tốt nhất, nhà đầu tư nên kết hợp linh hoạt các công cụ phân tích. Những thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư có được lựa chọn đúng đắn nhất khi giao dịch.

Kết

Trên đây là những thông tin nhà đầu tư cần biết về chỉ báo Parabolic SAR. Sử dụng chỉ báo đúng cách sẽ giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận tốt trong các giao dịch của mình. Đừng quên tiếp tục theo dõi DNSE để biết thêm những kiến thức tài chính bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan