Kinh tế | 24/10/2022

FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Trong giai đoạn quý III năm 2022, cụm từ “FED tăng lãi suất” xuất hiện nhiều trên các trang báo. Việc tăng lãi suất nhằm kiểm soát tình hình lạm phát trên toàn nước Mỹ. Vậy lãi suất FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng DNSE nhé! 

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào ?
Fed tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào ?

Lãi suất FED là gì?

Trước tiên ta tìm hiểu FED (Federal Reserve System) là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Là tổ chức tài chính duy nhất trên thế giới được phép in USD (Đô la Mỹ). FED có nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ nhằm đảo bảo ổn định và phát triển nền kinh tế Hoa Kỳ.

Lãi suất FED (Federal Funds Rate) là lãi suất quỹ liên bang. Mức lãi suất này là lãi suất trong ngày giữa các ngân hàng thành viên mà FED ban hành. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không đủ trước kỳ kiểm tra của FED, những ngân hàng thành viên phải vay nợ với mức lãi suất này. Đây được coi là công cụ kiểm soát nền kinh tế Mỹ của Cục dự trữ Liên bang. Mức lãi suất này là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp và các khoản vay khác tại ngân hàng thành viên. 

Lãi suất FED hiện nay

Ngày 21/09/2022, sau 2 ngày tiến hành họp bàn, FED quyết định tăng 75 điểm phần trăm (75 điểm cơ bản); đây là lần thứ 3 liên tiếp FED tăng với mức 75 điểm cơ bản và là lần tăng thứ 5 trong năm 2022. Lãi suất cơ bản qua đó được tăng lên với mức 3 – 3,25%, đây là mức lãi suất cao nhất tính từ đầu năm 2008. 

Lãi suất của FED qua các thời kỳ
Lãi suất của FED qua các thời kỳ

Thống kê lại lãi suất qua các thời kỳ từ năm 1980 của FED

  • Năm 1980: Lãi suất FED những năm đầu thập niên 80 cao ngất ngưỡng ở mức trên 19%, do Paul Volcker – Cựu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ tăng nhằm chống lại lạm phát. Những năm sau đó lãi suất giảm mạnh và chỉ còn khoảng 8% cuối thập niên 80.
  • Năm 1990: Lãi suất FED những năm đầu thập niên 90 giảm mạnh từ 8% về 3%, sau đó tăng trở lại và duy trì mức 6% từ 1994 – 1999. 
  • Năm 2000: Lãi suất đầu năm 2000 giảm mạnh từ 6% về mức 1,75% sau khủng hoảng dot-com. Sau đó lãi suất tăng mạnh kìm hãm lạm phát kinh tế năm 2008 lên 5%. Những năm từ 2008 – 2010 lãi suất chỉ còn ở mức dưới 0,5% để hồi phục nền kinh tế.
  • Năm 2010: Mức lãi suất dao động quanh 0 – 0,25% những năm đầu 2010 và tăng mạnh từ 2016 lên trên 2%. Gần cuối năm 2019 lãi suất giảm về mức 0% nhằm cứu vãn nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19.
  • Năm 2020: Đầu năm 2022, FED tăng lãi suất liên tục 5 lần cho đến sau ngày 21/09/2022. Lãi suất lúc này đang ở mức 3 – 3,25% và được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Các nguyên nhân khiến lãi suất FED thay đổi

Nguyên nhân FED điều chỉnh lãi suất
Nguyên nhân FED điều chỉnh lãi suất

Khi Cục dự trữ Liên bang tăng lãi suất, nguyên nhân chính đến từ lạm phát

  • Nguyên nhân dẫn đến lạm phát do các yếu tố từ lượng cung ứng tiền quá nhiều, lãi suất thấp, cầu kéo, chi phí đẩy,… Một trong những nguyên tắc kinh tế là tiền và hàng hóa sản xuất phải cân bằng. Khi lượng cung tiền nhiều hơn sẽ dẫn đến lạm phát. 
  • Lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả hàng hóa ngày càng tăng vọt; tiền tệ trong hệ thống kinh tế lưu thông quá nhiều sẽ dẫn đến lượng dư thừa. Khi những lượng dư thừa này được đem đi đầu tư vào những tài sản rủi ro cao, từ đó dẫn đến bong bóng tài sản và nguy cơ rủi ro lớn cho thị trường. 

Khi Cục dự trữ Liên bang giảm lãi suất, họ muốn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

  • Sau khi tăng lãi suất để để kìm hãm lạm phát, nền kinh tế bước vào suy thoái. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao. Trước tình hình này, FED sẽ quyết định cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.
  • Khi lãi suất FED giảm, các NHTW trên thế giới sẽ giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc nội. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay kinh doanh và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.

Xem thêm:

FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Việc Cục dự trữ Liên bang tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu. Việt Nam là một phần trong các quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh này. 

FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Đối với nền kinh tế nói chung

Cục dự trữ Liên bang tăng lãi suất nhìn chung sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Chỉ là sự ảnh hưởng đó diễn ra ngay hay sẽ chậm lại so với các quốc gia khác. Những tác động sẽ xảy ra với nền kinh tế nói chung:

  • Tỷ giá USD/VND tăng lên. Lãi suất FED tăng dẫn đến mọi người bán VND mua USD vì lãi suất USD cao hơn (trường hợp NHNN chưa tăng lãi suất điều hành). Tỷ giá cao sẽ khiến xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm do giá tăng cao, gây khó khăn trong cung ứng hàng hóa nguyên liệu. NHNN phải có biện pháp nhằm giảm áp lực về tỷ giá.
  • Nợ công tăng lên. Các khoản nợ nước ngoài đa phần đều phải thanh toán bằng USD; lãi suất FED tăng khiến khoản nợ tăng theo tỷ giá và lãi suất USD. Gây ảnh hưởng đến cán cân thu chi của Chính phủ. 
  • Lãi suất điều hành tăng lên. Lãi suất FED tăng làm đồng USD hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, đồng tiền nội địa mất sức hấp dẫn. Trước tình hình đó, NHNN tăng lãi suất điều hành nhằm giữ ổn định tỷ giá cũng như kiểm soát lạm phát.
  • Nhu cầu mua hàng xuất khẩu từ Việt Nam của các quốc gia khác giảm. Do lãi suất FED tăng, người dân cũng như doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa giảm, sẽ là khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu.

Đối với thị trường chứng khoán

Khi FED tăng lãi suất sẽ gây ra những tác động khác nhau đến thị trường chứng khoán như: 

  • Dòng vốn ngoại giảm: Lãi suất FED tăng khiến dòng vốn các nhà đầu tư từ các quốc gia rút dòng tiền từ thị trường chứng khoán Việt Nam sang Mỹ; nhằm tránh các rủi ro cũng như lợi suất hấp dẫn hơn. Điều này gây ảnh hưởng trầm trọng đến TTCK, cổ phiếu bị bán và giảm điểm trong nhiều phiên liền. Từ đầu năm 2022, FED tăng lãi suất 5 lần liên tiếp, VNINDEX giảm từ mốc 1500 điểm còn 1000 điểm (mức thấp nhất trong năm, vào ngày 11/10/2022).
  • Áp lực lãi suất tăng: Lãi suất điều hành từ NHNN tăng khiến lãi suất cho vay tăng. Riêng lãi suất cho vay đầu tư các tài sản rủi ro sẽ ít được giải ngân hoặc lãi suất rất cao. 

Việc lãi suất FED tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như gây rủi ro giảm mạnh cho TTCK Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.

Kết luận

Bài viết trên đã nêu rõ lãi suất FED là gì và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi. FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam cũng được làm rõ ở phần trên. Nhà đầu tư có thể từ các tác động đó và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức đầu tư trên DNSE nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan