Kinh tế | 11/03/2022

Kiều hối là gì? Những đối tượng nào được phép nhận kiều hối?

Khi theo dõi thời sự hay các thông tin liên quan tới tài chính, các bạn có bao giờ nghe thấy cụm từ “kiều hối” không? Dành cho những ai chưa biết, kiều hối đóng vai trò rất quan trọng với nền kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Vậy kiều hối là gì? Kiều hối có ý nghĩa gì với nền kinh tế? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Kiều hối là gì?

Những điều cần biết về kiều hối
Những điều cần biết về kiều hối

Kiều hối là các khoản tiền ngoại tệ do người có nguồn gốc với một quốc gia đang cư trú và làm việc tại nước ngoài gửi về cho gia đình hoặc người thân tại quốc gia đó. Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế,…

Ví dụ: bạn có người thân đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Người này gửi về nước cho bạn đều đặn 100.000 Đô la Mỹ mỗi năm. 100.000 Đô la này được gọi là kiều hối.  

Kiều hối là nguồn cung ngoại tệ có tính chất ổn định. Hiện nay, theo quy định pháp luật Việt Nam, thu nhập từ lượng kiều hối gửi về nước không bị đánh thuế và không bị hạn chế số lượng.

Ý nghĩa của kiều hối là gì?

Kiều hối được coi như một nguồn thu nhập quốc dân. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, khoản ngoại tệ này góp phần tạo thêm nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế. Trước đây, kiều hối chuyển về Việt Nam chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư kiều hối vào chứng khoán, bất động sản, thành lập doanh nghiệp hay đầu tư cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ gia tăng mạnh.

Bên cạnh đó, kiều hối còn có những vai trò sau:

  • Tạo thu nhập và nâng cao mức sống của một bộ phận người được nhận kiều hối.
  • Bù đắp thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán.
  • Cải thiện dự trữ ngoại hối của quốc gia.
  • Giảm bớt sức ép của tỷ giá.
  • Góp phần tạo thêm việc làm và xóa đói giảm nghèo.

Đối tượng nhận kiều hối

Theo quy định, các đối tượng được Nhà nước cho phép nhận ngoại tệ do người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho người thụ hưởng trong nước gồm:

Khi nhận được kiều hối từ các đơn vị kể trên, người thụ hưởng có quyền:

  • Nhận bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam theo yêu cầu.
  • Trong trường hợp nhận bằng ngoại tệ, người thụ hưởng có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép, gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân hoặc sử dụng vào các mục đích khác theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về.

Chuyển kiều hối như thế nào?

Căn cứ theo Quyết định số 170/1999/QĐ – TTg, nhà nước khuyến khích người dân ở nước ngoài chuyển tiền kiều hối thông qua các hình thức như qua các tổ chức tín dụng được nhà nước cho phép, chuyển tiền qua doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế hay cá nhân mang kiều hối theo người vào Việt Nam.

Chuyển kiều hối qua Tổ chức tín dụng quốc tế

Các kiểu bào có thể chuyển tiền qua các tổ chức tín dụng uy tín như Western Union, UniTeller và Moneygram. Ưu điểm của hình thức chuyển tiền này là nhanh chóng, chỉ mất khoảng vài ngày và thủ tục chuyển tiền vô cùng đơn giản.

Chuyển tiền qua Ngân hàng

Chuyển kiều hối qua ngân hàng như thế nào?
Chuyển kiều hối qua ngân hàng như thế nào?

Bạn chỉ cần đến bất cứ ngân hàng nào ở nước ngoài và làm thủ tục chuyển tiền đến các ngân hàng trong nước. Bạn cần cung cấp ít nhất một trong số những thông tin về người thụ hưởng cụ thể như:

  • Tên, số tài khoản, tên ngân hàng của người thụ hưởng đối với người nhận đã có số tài khoản ngân hàng.
  • Số CMND hoặc bất kỳ giấy tờ chứng minh nhân thân nào có dán ảnh của người nhận trong trường hợp người thụ hưởng không có số tài khoản.

Hiện nay, các ngân hàng lớn ở Việt Nam đều có mạng lưới rộng hợp tác với những tổ chức tín dụng quốc tế để kinh doanh dịch vụ nhận và chuyển tiền kiều hối. Có thể kể đến như: Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV,…

Chuyển kiều hối qua Tổ chức bưu chính quốc tế

Đây là hình thức phổ biến
Đây là hình thức phổ biến

Đây là hình thức phổ biến vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa dễ dàng về mặt thủ tục. Tuy vậy, mức phí cho dịch vụ này không hề rẻ, thường từ 4 – 6% số tiền tùy từng chính sách của nơi nhận chuyển.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển tiền kiều hối bằng thẻ Visa, Mastercard hay qua ứng dụng Western Union.

Cá nhân mang kiều hối theo người vào Việt Nam

Theo quy định hiện hành, những cá nhân ở nước ngoài có mang theo ngoại tệ khi nhập cảnh vào Việt Nam phải khai báo với Hải quan cửa khẩu.

Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định:

  • Cá nhân nếu mang theo trên mức 5.000 USD (các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế của Việt nam bằng hộ chiếu phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
  • Nếu số tiền ngoại tệ mang theo bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD (hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và cá nhân có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của mình mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thì cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
  • Mức ngoại tệ tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ như thẻ ngân hàng, séc du lịch, sổ tiết kiệm và các loại giấy tờ có giá khác.

Thủ tục nhận kiều hối như thế nào?

Để nhận kiều hối, bạn chỉ cần ra chi nhánh, đại lý của tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ chuyển – nhận kiều hối mà người chuyển đã lựa chọn và xuất trình các giấy tờ theo yêu cầu của giao dịch viên. Thông thường, bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân hay đọc mã số giao dịch do người chuyển kiều hối cung cấp để được giải ngân.

Kết luận

Kiều hối là nguồn cung ngoại tệ quan trọng đối với một quốc gia và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao mức sống của người dân. Hy vọng với nội dung trên đã giải đáp cho câu hỏi “Kiều hối là gì” của bạn. Ngoài việc nắm chắc khái niệm, DNSE mong rằng bạn đã hiểu rõ vai trò và các quy định pháp luật trong hoạt động liên quan tới kiều hối hiện nay.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đặng Trà My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan