Tài chính - Ngân hàng | 30/03/2023

Lãi suất tiết kiệm hoạt động như thế nào?

Tiền lãi trong tài khoản tiết kiệm hoạt động như thế nào là câu hỏi mà không ít người vẫn thắc mắc. Hiểu được cách thức hoạt động của nó sẽ giúp các nhà đầu tư tối đa hoá được thu nhập. Hãy cùng DNSE tìm hiểu về lãi suất tiết kiệm trong bài viết dưới đây.

Lãi suất tài khoản tiết kiệm là gì?

Lãi suất tiết kiệm là gì ?
Lãi suất tiết kiệm là gì ?

Tài khoản tiết kiệm là một dịch vụ được cung cấp bởi các ngân hàng. Mọi người gửi vào đó một số tiền nhất định với mục đích giữ tiền an toàn và sinh lời theo thời gian. Khoản sinh lời này gọi là lãi suất tiết kiệm.

Ngân hàng sẽ đưa ra một mức lãi suất cố định cho tài khoản tiết kiệm và quy định bằng tỷ lệ phần trăm. Nó được tính dựa trên một số yếu tố như lãi suất thị trường, thời hạn gửi, số tiền gửi vào tài khoản, chính sách của ngân hàng…   

Cách tính tiền lãi gửi tiết kiệm

  • Theo tháng 

Tổng số tiền lãi = Số tiền gốc x Lãi suất tiết kiệm (theo năm)/12 tháng x Số tháng gửi.

  • Theo ngày

Tổng số tiền lãi = Số tiền gốc x Lãi suất tiết kiệm (theo năm)/360 ngày x Số ngày gửi.

Nếu người gửi chưa muốn rút khoản tiền gốc gửi tiết kiệm thì số tiền này sẽ được tự động cộng lãi và quay vòng sang kỳ hạn mới. Mức lãi suất tiết kiệm này thường gọi là lãi kép.

Cách thức hoạt động của lãi suất tiết kiệm

Lãi dồn lãi (lãi kép)

Lãi kép là cách tính dựa trên cả số tiền gốc ban đầu và lãi suất đã tích lũy.

Công thức tính lãi kép = P x (1 + r)^n 

Trong đó: 

P: giá trị hiện tại của tiền (tiền gốc gửi vào)

r: lợi tức đầu tư hay lãi suất

n: số năm đầu tư

Ví dụ: Giả sử bạn gửi 100 triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm với mức lãi suất 6% mỗi năm. Sau năm đầu tiên, số tiền trong tài khoản của bạn sẽ là 106 triệu đồng (bao gồm 6 triệu đồng lãi suất). Đến năm thứ hai, lãi suất sẽ được tính dựa trên số tiền bạn tích lũy được là 106 triệu đồng.

Nếu bạn rút tiền trước thời hạn, ngân hàng có thể tính phí hoặc giảm mức lãi suất đã tích lũy cho tài khoản tiết kiệm. Do đó, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định gửi bao nhiêu tiền vào tài khoản tiết kiệm và chọn kỳ hạn gửi phù hợp với nhu cầu, mục đích đầu tư của bản thân. 

Những yếu tố tạo nên sức mạnh của lãi kép 

Những yếu tố tạo nên sức mạnh của lãi kép
Những yếu tố tạo nên sức mạnh của lãi kép

Lãi suất

Bản chất của lãi kép là tái đầu tư số tiền lãi nhận được (bằng việc nhập vào tiền vốn). Khi lãi suất càng cao thì tiền lãi sẽ tăng trưởng càng lớn ở những kỳ tiếp theo. 

Số tiền gốc

Đây là yếu tố quan trọng ban đầu trong chu kỳ của lãi kép. Tiền gốc càng nhiều, tiền lãi tại các giai đoạn tiếp theo sẽ càng cao. 

Chu kì

Đây là các mốc thời gian mà tiền lãi được gộp vào tiền gốc. Có thể hằng ngày, hằng tháng, hằng quý hay hằng năm. Số tiền lãi sẽ tăng đều đặn nếu chu kỳ diễn ra ổn định, từ đó mang lại mức lợi nhuận cực lớn trong tương lai. 

Thời gian

Đây là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất trong lãi kép. Nếu thời hạn không đủ dài, lãi kép không có chênh lệch quá nhiều so với lãi đơn. Nhưng khi bạn tận dụng lãi kép một cách nghiêm túc, đều đặn tiết kiệm trong 10, 20, 30 năm,… thì từ một số vốn nhỏ, tài sản của bạn sẽ tăng lên chóng mặt.

Hiệu ứng quả cầu tuyết

Lãi kép có một nguyên tắc mạnh mẽ – theo thời gian một số tiền nhỏ có thể phát triển thành số tiền lớn nếu bạn đủ kiên nhẫn để giữ nguyên nó trong tài khoản.

Hình thức lãi này mang hiệu ứng quả cầu tuyết. Một khi nó còn tiếp tục “di chuyển” thì giá trị của nó ngày càng lớn. Bất kỳ ai cũng đều có thể hưởng lợi từ nó.

Ví dụ: Ông A gửi 500 triệu vào ngân hàng trong 15 năm, nhận lãi suất 4% mỗi năm, không gửi thêm hay rút tiền trong vòng 15 năm. Theo cách tính lãi kép, số tiền của ông A sau 15 năm = 500 x (1+0.04)^15= 900,471 triệu đồng (tăng hơn 400 triệu trong 15 năm).

Mặc dù thời gian dài giúp tiền tăng lên nhưng đây cũng là một nhược điểm nếu người gửi không có đủ nhẫn nại. Vì tiền cần đầu tư trong một thời gian dài, hơn nữa lãi suất có xu hướng tăng khá chậm trong ngắn hạn có thể buộc người gửi phải rút tiền sớm khiến các khoản tiết kiệm và đầu tư thất bại.

Vì vậy, nếu bạn có ý định đầu tư hoặc dùng tiền gửi tiết kiệm theo hình thức lãi suất kép, bạn nên phân bổ số tiền dùng để tiết kiệm hay đầu tư lâu dài thì sẽ phù hợp hơn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Khánh Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan