Chứng khoán | 30/06/2022

Lợi suất trái phiếu( Bond Yield) là gì? Cách tính lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu là một khái niệm quan trọng trong đầu tư. Nó tác động trực tiếp đến việc thu hút đầu tư trên thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Vậy lợi suất trái phiếu là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những thông tin cơ bản về lợi suất trái phiếu
Những thông tin cơ bản về lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu là gì?

Lợi suất trái phiếu xuất phát từ cụm từ tiếng Anh “Bond yield”. Nó phản ánh tỷ lệ lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trên mệnh giá trái phiếu. Có hai loại lợi suất trái phiếu bao gồm: lợi suất danh nghĩa và lợi suất thực. 

Lợi suất danh nghĩa là tỷ lệ lãi được ghi rõ trên trái phiếu. Ví dụ, bạn mua trái phiếu với mệnh giá 2.000.000đ và được nhận lãi là 100.000đ/năm. Vậy lợi suất danh nghĩa sẽ là: 100.000/2.000.000 = 5%

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát nên đồng tiền thường mất giá theo thời gian. Vì thế, có một loại lợi suất khác được quy định là lợi suất thực. Nó phản ánh mức lãi suất mà nhà đầu tư nhận được sau khi đã trừ đi ảnh hưởng của lạm phát.

Lợi suất trái phiếu tính bằng lợi tức cuống phiếu chia cho giá trái phiếu, có đơn vị tính là %/năm, phản ánh mức lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng nhận được khi mua một trái phiếu cụ thể. Khi giá trái phiếu tăng, lợi suất giảm;  khi giá trái phiếu giảm, lợi suất tăng.

Cách tính lợi suất trái phiếu

Công thức tính tỷ suất sinh lợi của trái phiếu:

Lợi suất trái phiếu = tiền lãi hàng năm / giá trái phiếu

Giả sử, bạn mua trái phiếu với giá 1 tỷ, tiền lãi được nhận mỗi năm là 100 triệu/ năm.

  • Nếu không bán trái phiếu trước hạn, bạn sẽ nhận được lãi suất coupon là 100 triệu mỗi năm trong thời gian 5 năm và nhận lại 1 tỷ khi đến thời hạn thanh toán từ người phát hành trái phiếu. Khi đó, lợi suất trái phiếu là 100.000.000/1.000.000.000 = 10%.
  • Nếu bán trước hạn thì bạn sẽ không nhận được đủ 1 tỷ. Nguyên nhân là do giá trái phiếu thay đổi mỗi ngày. Nếu giá trái phiếu tại thời điểm bán thấp hơn giá ban đầu mua, bạn sẽ bán trái phiếu của mình dưới mệnh giá. Đó được gọi là một khoản chiết khấu (a discount). Còn nếu giá trái phiếu lúc đó là 1,2 tỷ, bạn sẽ bán trái phiếu của mình trên mệnh giá và thu về một khoản thặng dư (a premium). 

Dù bạn với mức giá nào thì tiền lãi bạn nhận hàng năm vẫn không thay đổi (100 triệu/ năm) nhưng lợi suất trái phiếu sẽ có sự khác biệt. Ví dụ, nếu bạn bán với giá 800 triệu thì lợi suất trái phiếu là 100 triệu/ 800 triệu = 12,5%. Nếu bán với giá 1,2 tỷ thì lợi suất là 100 triệu/ 1,2 tỷ = 8,33%.

Giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu có mối quan hệ như thế nào?

Thị trường trái phiếu với đa dạng danh mục đầu tư
Thị trường trái phiếu với đa dạng danh mục đầu tư

Nếu lãi suất chung của thị trường cao hơn mức lợi suất của trái phiếu thì giá của trái phiếu có thể sẽ giảm. Lúc này, trái phiếu không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa (vì lãi suất thấp). Nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư khác. Vì thế, cần phải giảm giá trái phiếu để thu hút nguồn tiền trở lại.

Ngược lại, nếu lãi suất coupon cao hơn mức lãi suất thị trường, trái phiếu có thể sẽ tăng giá. Lúc này, trái phiếu trở thành kênh đầu tư tiềm năng. 

Lợi suất đáo hạn (YTM – Yield to Maturity) là gì?

Lợi suất đến hạn là mức lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu bạn mua nó ở một thời điểm và giữ lại cho đến ngày đáo hạn. Ngoài lợi suất trái phiếu, khi đầu tư bạn cũng cần quan tâm đến chỉ số YTM. 

YTM bị tác động từ:

  • Các khoản lãi định kỳ nhận được (với điều kiện các khoản lãi được tái đầu tư với cùng mức lãi suất).
  • Các khoản lời (mua ở mức giá chiết khấu) hoặc lỗ (mua ở mức giá thặng dư).

Ví dụ:  Bạn mua 1 trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng, đáo hạn sau 2 năm, lãi suất là 8%/năm, được bán với giá hiện tại là 103.000 đồng. Vậy lợi suất đến hạn là 6,36%. 

Kết luận

Trên đây là một vài thông tin về trái phiếu và lợi suất trái phiếu. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu đầu tư và tham gia thị trường chứng khoán.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan