Doanh nghiệp | 26/01/2022

Mối quan hệ giữa EPS và P/E nhà đầu tư nên biết

Trong đầu tư chứng khoán, có rất nhiều chỉ số mà nhà đầu tư cần quan tâm. Bởi chúng vừa giúp bạn đánh giá hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính công ty. Đồng thời, những chỉ số này cũng đánh giá khả năng sinh lời cùng tính thanh khoản của cổ phiếu đang nắm giữ. Hai trong số chỉ số quan trọng tuyệt đối không thể bỏ qua chính là EPS và P/E. Vậy chỉ số EPS, P/E là gì? Liệu rằng mối quan hệ giữa EPS và P/E có gì đặc biệt hay không? Các bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của DNSE để tìm lời giải đáp nhé. 

Các kiến thức về chỉ số EPS là gì

Tìm hiểu về EPS
Tìm hiểu về EPS

EPS là cụm từ viết tắt của Earnings Per Share với ý nghĩa tỷ suất thu nhập trên cổ phần. Như vậy, nhờ chỉ số EPS, nhà đầu tư sẽ nắm được thông tin lợi nhuận trên một cổ phiếu.

Tóm lại, EPS được định nghĩa là lợi nhuận sau thuế của công ty đang chia cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. 

Một doanh nghiệp được đánh giá hoạt động tốt thì phải đảm bảo EPS > 1.500 đồng. Doanh nghiệp có chỉ số EPS càng cao, thì lợi nhuận càng lớn. 

Ví dụ: Năm 2020 công ty X đạt lợi nhuận sau thuế là 1 triệu USD. Công ty đang niêm yết 1 triệu cổ phiếu bên ngoài thị trường. Do đó, chỉ số EPS của công ty X sẽ là 1 USD. Đồng nghĩa với lợi nhuận trên một cổ phiếu mà nhà đầu tư nhận được sẽ là 1 USD. 

Công thức tính EPS: 

Công thức tính EPS
Công thức tính EPS

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

Ví dụ: Cổ phiếu VNM có lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 10.000 tỷ đồng. Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành là 1.000 tỷ cổ phiếu. Trong năm 2020, VNM phải chi 800 tỷ để trả cổ tức cho cổ đông. Như vậy, chỉ số EPS năm 2020 của VNM là: (10.000 – 800) : 1.000 = 9.200 (đồng/1cp)

Lưu ý: Vì số lượng cổ phiếu đang lưu hành của một công ty thường xuyên thay đổi. Nên để tính toán EPS chính xác, người ta thường áp dụng con số bình quân trong một thời kỳ. Tuy nhiên trên thực tế, người ta thường sử dụng số liệu cổ phiếu đang lưu hành ở cuối kỳ. 

Ý nghĩa của chỉ số EPS với nhà đầu tư

  • Chỉ số EPS cho nhà đầu tư biết mức lợi nhuận trên một cổ phiếu của công ty. Ví dụ chỉ số EPS của cổ phiếu VNM là 5.000 đồng. Như vậy, lợi nhuận khi sở hữu một cổ phiếu VNM sẽ là 5.000 đồng. 
  • Chỉ số EPS, nhà đầu tư còn nắm được thông tin về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ đánh giá được tiềm năng và hiệu quả hoạt động của nó. Đồng thời so sánh với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. 

Phân loại chỉ số EPS: cơ bản và pha loãng

Chỉ số lợi nhuận trên cổ phiếu được chia thành 2 loại: EPS cơ bản và EPS pha loãng. Trong đó: 

  • EPS cơ bản: Biểu thị thu nhập, lợi nhuận và cơ cấu vốn (cổ phiếu) ở thời điểm hiện thời. 
  • EPS pha loãng: Khái niệm EPS pha loãng được hình thành do cơ cấu vốn doanh nghiệp phức tạp. Nghĩa là bên cạnh các cổ phiếu, doanh nghiệp còn phát hành trái phiếu, ESOP,… Vì vậy cổ phiếu đã bị pha loãng. 

Chỉ số P/E là gì và kiến thức liên quan

Chỉ số P/E là viết tắt của cụm từ Price to Earning ratio. Đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường với thu nhập trên một cổ phiếu. Trong đó, giá thị trường (P) là giá cổ phiếu đang bán ở thời điểm hiện tại.

Tìm hiểu về chỉ số P/E
Tìm hiểu về chỉ số P/E

Công thức tính chỉ số P/E

Công thức tính chỉ số P/E
Công thức tính chỉ số P/E

P/E = Giá trị trường/ Thu nhập trên một cổ phiếu = P/EPS

Ví dụ: Cổ phiếu VNM có giá trị trường ở thời điểm xét là 92.000 đồng/1cp. Chỉ số EPS tính được trong năm 2020 là 9.200. Như vậy chỉ số P/E = 10

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E cho biết mức giá bạn sẵn sàng bỏ ra để thu về một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Trong ví dụ trên, chỉ số P/E của VNM là 10. Nghĩa là bạn sẵn sàng bỏ ra 10 đồng để thu về 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu VNM. 

Nếu chỉ số P/E cao có thể xảy ra hai trường hợp. 

  • Một là giá thị trường cổ phiếu P cao. Đồng nghĩa với đó là công ty đang có tiềm năng tăng trưởng. Các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng lớn vào cổ phiếu của doanh nghiệp.
  • Hai là thu nhập trên một cổ phiếu đang thấp. Tuy nhiên cũng chỉ mang tính chất tạm thời, sẽ sớm được điều chỉnh trong thời gian ngắn. 

Nếu chỉ số P/E thấp, điều này cho thấy kỳ vọng của cổ phiếu doanh nghiệp không cao tại thời điểm xét. Nhưng không loại trừ khả năng doanh nghiệp thu được một lợi nhuận bất thường.

Chỉ số P/E thế nào là tốt với doanh nghiệp?

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thay đổi của chỉ số P/E. Do đó, nó chỉ có tác dụng khi được xét trong đúng hoàn cảnh và điều kiện. 

Với điều kiện kinh doanh, tài chính, nền kinh tế là như nhau. Chỉ số P/E càng thấp càng tốt. Điều này  nghĩa là doanh nghiệp đang có lợi nhuận cao. 

Trong một vài ngữ cảnh riêng biệt, chỉ số P/E được giới hạn trong mức sau: 

  • Nếu công ty tăng trưởng bình thường nhưng chỉ số P/E cao, điều này phản ánh giá thị trường P của cổ phiếu đang quá cao so với thực tế. 
  • Nếu công ty tăng trưởng tốt, chỉ số P/E cao, điều này thể hiện giá thị trường của doanh nghiệp được định giá đúng với tình hình thực tế. 
  • Nếu công ty tăng trưởng bình thường, P/E thấp, ghĩa là nhà đầu tư không đặt nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu của công ty. 

Mối quan hệ giữa EPS và P/E

Như vậy có thể thấy, EPS là thành phần quan trọng cấu tạo nên chỉ số P/E. EPS đóng vai trò mẫu số trong công thức tính P/E. Trên thực tế, giá cổ phiếu (P) không bao giờ âm. Do đó, công ty làm ăn lỗ hay lời đều thể hiện ở chỉ số EPS âm hay dương. 

  • Chỉ số EPS > 0, nhà đầu tư có thể áp dụng công thứ P/E tính toán như thường. Từ đó đưa ra đánh giá kết quả thông qua sự kết hợp giữa hai chỉ số P/E và EPS. Nếu P/E và EPS đồng thời cao, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang rất tốt. Và nhà đầu tư cũng đặt nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu của công ty. 
  • Chỉ số EPS < 0, chỉ số P/E không có ý nghĩa. Do vậy, không áp dụng tính toán P/E mà sử dụng công thức P/B (Price-to-book ratio) để đánh giá. 
  • EPS có thể bị thay đổi do cổ phiếu bị pha loãng, lợi nhuận biến động. Do đó, chỉ số P/E cũng bị biến động theo. 
  • Khi doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu, ESOP khiến EPS giảm. Lúc này dù chỉ số P/E cao nhưng nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro về tài sản. 

Kết luận

Trong bài viết trên, DNSE đã cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức về chỉ số EPS và P/E. Bên cạnh đó là mối quan hệ bền vững giữa hai chỉ số này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích thật nhiều cho bạn trong công việc đầu tư. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thị Hậu

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan