Quản trị danh mục | 21/03/2024

Những rủi ro khi giao dịch phái sinh mà nhà đầu tư cần nắm rõ

Chứng khoán phái sinh luôn được đánh giá là có rủi ro cao hơn so với chứng khoán cơ sở, tại sao lại như vậy? Nhà đầu tư cần chú ý điểu gì để quản trị rủi ro khi tham giao giao dịch phái sinh?

Các loại rủi ro trong chứng khoán phái sinh

Khi tham gia thị trường phái sinh, nhà đầu tư có thể gặp phải 4 rủi ro chính.
Khi tham gia thị trường phái sinh, nhà đầu tư có thể gặp phải 4 rủi ro chính.

Bên cạnh cơ hội kiếm lời khi tham gia giao dịch phái sinh, nhà đầu tư cũng sẽ gặp phải nhiều loại rủi ro khác nhau như:

  • Rủi ro thị trường: thường xảy ra khi thị trường xảy ra các điểm đảo chiều hoặc các biến động mạnh, tạo nên các nhịp biến động lớn.
  • Rủi ro vĩ mô: Rủi ro xảy ra khi một trong các mã trong nhóm VN30 có biến động tiêu cực tới hợp đồng tương lai chỉ số VN30, dẫn tới các biến động mạnh của chỉ số
  • Rủi ro ký quỹ: Rủi ro ký quỹ được hiểu đơn giản là việc nhà đầu tư gặp khó khăn trong quá trình quản lý tài sản ký quỹ, bao gồm các hợp đồng và cả tiền mặt trong tài khoản, chậm trễ trong quá trình bổ sung cọc dẫn tới vị thế bị force sell trong quá trình đầu tư.
  • Rủi ro khách quan khác: Các rủi ro khách quan khác có thể bắt gặp trong phái sinh bao gồm việc nghẽn lệnh do Sở hoặc do công ty chứng khoán, khiến cho nhà đầu tư không thể đặt lệnh và từ đó dẫn tới việc không kịp đóng vị thế, không kịp chốt lời/ cắt lỗ và dễ khiến tình trạng thua lỗ nặng nề.  

Tại sao chứng khoán phái sinh lại có rủi ro cao hơn so với chứng khoán cơ sở?

Rủi ro trong quá trình đầu tư chứng khoán phái sinh được tạo nên bởi ba yếu tố sau:

  • Tỷ lệ ký quỹ ban đầu thấp, đồng nghĩa với việc khi bị lỗ thì chứng khoán phái sinh lại nhanh chóng bị force sell hơn chứng khoán cơ sở, và điểm đáng lưu ý mà kể cả nhà đầu tư lâu năm cũng ít khi biết chính là việc trong trường hợp chỉ số phái sinh dù đi đúng dự đoán của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư lãi lớn từ hợp đồng mở nhưng các vị thế hiện có hoàn toàn có thể bị force sell nếu nhà đầu tư không có đủ tiền trong tài khoản để nộp thêm cọc đảm bảo cho vị thế, giống hệt trường hợp lỗ quá nặng.
  • Cho phép giao dịch T+0 lại đồng nghĩa với việc các biến động trong phiên của phái sinh ở mức rất lớn, tính bằng phút, dễ đem lại lỗ nếu nhà đầu tư không theo dõi sát sao cũng như không có kế hoạch quản trị tốt.
  • Chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư bán khống, từ đó kiếm lời khi thị trường suy giảm. Tuy nhiên, nếu như nhà đầu tư không cẩn thận thì có thể dẫn tới việc sinh lỗ theo cả hai chiều của thị trường và dễ sinh ra lỗ kép.

Quản trị rủi ro trong phái sinh như thế nào?

Để quản trị rủi ro trong phái sinh, nhà đầu tư cần lưu ý 3 điều
Để quản trị rủi ro trong phái sinh, nhà đầu tư cần lưu ý 3 điều

Nhiều rủi ro là thế nhưng nhà đầu tư vẫn có thể chủ động kiểm soát, lên kế hoạch để hạn chế chúng xảy ra cũng như phản ứng lại kịp thời với các tình huống có khả năng dẫn tới các tình huống như trên.

  • Thứ nhất, nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng, tránh việc đầu tư quá nóng vội, đầu tư theo cảm tính hay đầu tư quá phụ thuộc vào ý kiến của một bên thứ ba.
  • Thứ hai, việc chuẩn bị cho mình một phương pháp đầu tư rõ ràng luôn là một điểm mấu chốt trong quá trình đầu tư, nhất là trong đầu tư phái sinh. Việc này bao gồm có một chiến lược đầu tư để dự báo trước xu hướng cũng như quy tắc chốt lời/ cắt lỗ để từ đó kiểm soát được quá trình đầu tư của mình.
  • Thứ ba, luôn theo dõi sát sao tình trạng vị thế sẽ giúp nhà đầu tư bổ sung cọc kịp thời trong trường hợp cọc ký quỹ giảm về ngưỡng cảnh báo, tránh việc bị force sell khiến vị thế của nhà đầu tư bị đóng bắt buộc.

Cuối cùng, ngoài việc theo dõi tới chỉ số, nhà đầu tư cũng nên chú ý tới các tin tức thuộc 3 nhóm: tin tức vĩ mô, tin tức về chỉ số phái sinh hay tin tức ảnh hưởng tới các nhóm cổ phiếu thuộc rổ VN30. Ví dụ với tin tức IPO tại sàn NASDAQ của Mỹ của Vinfast đã kéo 3 cổ phiếu VIC, VHM cùng VRE tăng mạnh, dẫn tới việc chỉ số phía sinh cũng được hưởng lợi lớn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan