Tài chính - Ngân hàng | 10/03/2023
So sánh vay ngắn hạn và vay cá nhân – Cần lưu ý gì khi đi vay?
Hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp rất nhiều hình thức cho vay phù hợp với từng nhu cầu của người vay. Trong đó có hai hình thức phổ biến là vay cá nhân và vay ngắn hạn. Vậy hai hình thức này có gì giống và khác nhau? Hãy cùng DNSE so sánh vay ngắn hạn và vay cá nhân trong bài viết này nhé!
Thế nào là vay ngắn hạn và vay cá nhân
Vay ngắn hạn
Vay ngắn hạn là hình thức vay vốn với thời hạn không quá 12 tháng. Sau khi đăng ký vay, người vay sẽ có trách nhiệm trả lại tiền gốc và lãi trong kỳ hạn ngắn.
Hình thức này thường được sử dụng trong các khoản vay tín chấp, vay kinh doanh hoặc vay tiêu dùng. Có nhiều hình thức vay ngắn hạn. Chẳng hạn như thẻ tín dụng, chiết khấu, thấu chi,…
Khi vay ngắn hạn, người vay sẽ có thể luân chuyển vốn hiệu quả hơn. Họ thường vay khi cần vốn sản xuất. Sau đó họ có thể thanh toán ngay khi hàng hóa được tiêu thụ và kiếm được lợi nhuận. Hơn nữa, người vay cũng không cần bất kỳ tài sản thế chấp nào để thực hiện vay ngắn hạn.
Đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng, những khoản cho vay ngắn hạn giúp hạn chế được rủi ro. Với lợi thế thu hồi nợ nhanh hơn, các ngân hàng thường tạo điều kiện để lãi suất khi vay ngắn hạn thấp hơn các hình thức vay lâu dài.
Vay cá nhân
Vay cá nhân là hình thức vay của cá nhân, hộ gia đình nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng. Chẳng hạn, bạn có thể vay cá nhân để mua nhà, mua xe, tổ chức đám cưới,…
Mỗi loại hình vay cá nhân của từng ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau về điểm tín dụng, thu nhập,… Người đi vay có thể tham khảo và cân đối với khả năng của mình để lựa chọn hình thức vay phù hợp.
Thời hạn cho khoản vay cá nhân tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nó có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Ngoài ra, khoản vay cá nhân có thể được đảm bảo hoặc không được đảm bảo. Tổ chức tín dụng có thể yêu cầu tài sản thế chấp như một điều kiện để cho vay.
So sánh vay ngắn hạn và vay cá nhân
Điểm giống
- Giống như bất kỳ khoản vay nào, người đi vay cá nhân hay ngắn hạn đều có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền gốc cùng với lãi khi hết thời hạn vay.
- Đồng thời, cả hai hình thức vay đều được sử dụng cho mục đích huy động vốn cho tiêu dùng hoặc kinh doanh.
Điểm khác biệt
- Chi phí: Các khoản vay ngắn hạn thường có lãi suất cao hơn nhiều so với các khoản vay cá nhân. Hơn nữa, người vay còn có nguy cơ phải chịu các khoản phí và lệ phí ẩn.
- Khả năng tiếp cận: Khoản vay cá nhân thường có nhiều điều kiện khắt khe hơn so với vay ngắn hạn. Đặc biệt là yêu cầu về điểm tín dụng và chứng minh thu nhập. Ngược lại, khi vay ngắn hạn, người vay hầu như không cần một tài sản thế chấp nào.
- Điểm tín dụng: Khi vay ngắn hạn, chi tiết khoản vay sẽ không được cập nhật trong báo cáo tín dụng của người vay. Trong khi đó, thông tin về khoản vay cá nhân sẽ được báo cáo đầy đủ. Vì thế, nếu thanh toán đúng hạn một khoản vay cá nhân, điểm tín dụng của bạn sẽ tăng lên. Đây là điều kiện tốt cho những lần vay sau.
Những điều cần lưu ý khi vay
- Cân nhắc về khả năng trả nợ
Trước khi quyết định vay vốn, bạn cần đảm bảo khả năng chi trả khoản nợ khi đến hạn. Đây là yếu tố quan trọng để bạn tránh khỏi tình trạng nợ chồng nợ và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt. Hơn nữa, không thanh toán đúng hạn sẽ khiến điểm tín dụng của bạn bị ảnh hưởng. Khi đó, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn với những lần vay sau.
- Tìm hiểu kỹ thông tin khoản vay
Khi xem xét một khoản vay, người vay cần kiểm tra kỹ những điều kiện vay. Nó bao gồm số tiền vay, mức lãi suất và thời hạn vay. Nắm bắt kỹ điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức vay phù hợp với nhu cầu bản thân và chủ động trong phương án thanh toán.
- Kiểm tra lại hợp đồng vay
Sau khi lựa chọn được hình thức vay phù hợp, bạn cần quan tâm đến hợp đồng vay. Trước khi ký hợp đồng, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng những điều khoản, điều kiện cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Kết
Trên đây là những so sánh vay ngắn hạn và vay cá nhân. Hiểu biết rõ ràng về các hình thức vay sẽ cho bạn nhiều lựa chọn hơn khi bắt đầu một khoản vay. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật nhiều kiến thức đầu tư bổ ích nhé!