Quản lý tài sản | 25/05/2023

Tại sao phải tích lũy và đầu tư?

Trong lĩnh vực tài chính, tích lũy và đầu tư đóng vai trò cực kỳ quan trọng và luôn đi đôi với nhau. Đây là nền tảng vững chắc cho mọi nhà đầu tư và là yếu tố chủ chốt trong việc đạt được tự do tài chính. Hãy cùng DNSE xem xét các khía cạnh cụ thể của hai khái niệm này và trả lời câu hỏi: Tại sao phải tích lũy và đầu tư?

Tại sao phải tích lũy và đầu tư?
Tại sao phải tích lũy và đầu tư?

Tại sao phải tích lũy và đầu tư?

Lợi ích của việc tích lũy tài sản

Sau đại dịch COVID – 19, việc tích lũy tài sản ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đáng chú ý nhất, việc tích lũy này giúp bạn xây dựng một “bản lề tài chính” mạnh mẽ, sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống. Ngoài ra, nó cũng tạo điều kiện cho bạn đạt đến tự do tài chính trong tương lai.

Xây dựng được một khoản tiền tích lũy bên cạnh những khoản chi tiêu hàng ngày cho phép bạn theo đuổi những sở thích, đam mê cá nhân, cũng như đảm bảo khả năng chi trả khi có biến cố xảy ra. Hơn nữa, nếu có ý định đầu tư để sinh lời thì khoản tiền này cũng sẽ mang tới cho bạn nhiều cơ hội hơn để đạt được lợi nhuận mong muốn.

Lợi ích của việc đầu tư sớm

Đầu tư càng sớm, nguồn vốn của bạn càng có khả năng sinh lời tốt hơn. Sức mạnh của lãi kép sẽ phát huy tác dụng trong thời gian dài. Nếu bắt đầu từ bây giờ, bạn sẽ có thể thu về khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Đầu tư để tiền sinh ra tiền giúp bạn có thêm khoản nhàn rỗi bên cạnh tiền lương hàng tháng. Nó đồng nghĩa với việc bạn sẽ sớm đạt được tự do tài chính.

Tuy nhiên, đầu tư sớm không có nghĩa là đầu tư vội vàng, thiếu suy nghĩ. Những tin đồn, hiệu ứng đám đông hay cảm giác của bản thân chỉ khiến bạn đối mặt với rủi ro thua lỗ lớn. Thay vào đó, hãy nghiên cứu cẩn thận, không ngừng trau dồi kiến thức và ra quyết định đầu tư một cách khoa học.

Những cấp độ giữ tiền khi muốn đầu tư và tích lũy

Những cấp độ giữ tiền khi muốn đầu tư và tích lũy
Những cấp độ giữ tiền khi muốn đầu tư và tích lũy

Cấp độ 1

Đây là cấp độ sơ khai nhất khi bạn bắt đầu tích lũy và đầu tư. Lúc này, mỗi biến động thị trường đều ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định giao dịch của bạn. Bạn thường dành nhiều thời gian để xem bảng điện và giá cổ phiếu.

Ở giai đoạn này, nhà đầu tư rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường và tâm lý đám đông. Do thiếu kinh nghiệm và không có quy tắc nghiêm ngặt, nhà đầu tư thường chịu lỗ tới 20 – 30% nhưng lại vội bán ra khi chỉ lãi 10%.

Cấp độ 2

Khi đã làm quen được với thị trường, bạn sẽ biết cách sử dụng tiền tích lũy để đầu tư khoa học hơn. Những kiến thức về phân tích cơ bản, phân tích công ty sẽ giúp bạn tìm được cổ phiếu tốt và ra quyết định khôn ngoan. 

Lúc này, việc đầu tư có thể thu về những khoản lợi nhuận đáng kể đầu tiên. Nó dễ khiến bạn kỳ vọng lớn vào cổ phiếu và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nhiều nhà đầu tư giai đoạn này sẵn sàng đổ thêm nhiều tiền vào cổ phiếu. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến bạn dễ gặp phải rủi ro không bán được khi có biến động.

Cấp độ 3

Ở cấp độ này, nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến phương pháp đầu tư giá trị. Nó thể hiện sự tập trung vào phân tích kỹ thuật và định giá cổ phiếu trong tương lai xa hơn. Bạn sẽ tận dụng tiền tích lũy để đầu tư vào những cơ hội tiềm năng có thể tăng giá trị từ 5 đến 10 lần trong vòng 10 năm.

Lúc này tầm nhìn dài hạn đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Vì thế, những biến động nhỏ trong ngắn hạn không còn gây áp lực lớn khi bạn đầu tư nữa. Những kinh nghiệm tích lũy được sẽ giúp bạn kiểm soát tâm lý tốt hơn. Từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho danh mục đầu tư của mình.

Cấp độ 4

Đây là cấp độ của những chuyên gia nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Bạn sẽ tìm kiếm những doanh nghiệp tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn về tài chính. Khi đó, giá cổ phiếu của doanh nghiệp rất rẻ và bạn có thể tham gia nhiều hơn vào hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp đó. Số tiền bạn đầu tư có thể giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Nó đồng nghĩa với mức lợi nhuận khổng lồ so với số vốn bỏ ra ban đầu. 

Tuy nhiên cấp độ này rất khó đạt được trong thực tế. Một ví dụ điển hình là tỷ phú Warren Buffett. Ông luôn đề cao vai trò của việc nghiên cứu kỹ lưỡng cổ phiếu và đầu tư dài hạn. Warren sẽ ưu tiên tích trữ những cổ phiếu tiềm năng nhưng đang giảm giá. Vị tỷ phú cho rằng thị trường đi xuống đôi khi lại là cơ hội tốt để sinh lời trong tương lai.

Kết

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải tích lũy và đầu tư?”. Ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tiết kiệm, dành dụm và đầu tư một cách khoa học. Và đừng quên theo dõi DNSE để học thêm nhiều kiến thức đầu tư bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan