Kinh tế | 07/07/2022

Tapering là gì? Tapering ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

Trong thời gian qua, tapering luôn là chủ đề nóng của thị trường tài chính. Đây là động thái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các kênh tài sản. Vậy tapering là gì, nó có tác động như thế nào đến thị trường? Cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tapering là gì?

Tapering là gì?
Tìm hiểu về tapering

Taper có nghĩa là nhỏ dần, giảm dần, cho nên trong tài chính, “tapering” có thể hiểu nghĩa là thu hẹp, siết chặt lại. Khi nhắc đến tapering ở thời điểm này, thì đây là một chính sách nới lỏng định lượng, thắt chặt lại chính sách tiền tệ.

Việc cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng cùng một lúc sẽ gây ra biến động lớn trên thị trường, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì vậy, các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng “tapering” để hạn chế những biến động này.

FED sẽ dùng “taper” khi nào?

FED sẽ dùng "taper" khi nào?
Tapering được dùng khi nào?

Có dư thừa mới cần giảm bớt. Theo đó, FED (Cục Dự trữ Liên bang) thường sử dụng “taper” sau QE (Quantitative Easing) – nới lỏng định lượng

Bây giờ chúng ta lại có một câu hỏi mới: QE là gì?

QE bao gồm hai khía cạnh: giảm lãi suất để kích thích cho vay (nới lỏng) và bơm tiền vào thị trường (định lượng). FED sẽ tăng cường mua trái phiếu/chứng khoán của các ngân hàng thương mại. Việc này nhằm đẩy lợi tức trái phiếu xuống thấp hơn, nhờ đó bạn có thể vay tiền tại ngân hàng với lãi suất thấp. Đồng thời QE cũng cung cấp cho các ngân hàng thương mại một lượng tiền dồi dào.

Bằng cách này, ngân hàng và thị trường đều có tiền. Nguồn vốn lớn với lãi suất thấp sẽ kích thích việc cho vay cá nhân và doanh nghiệp. Do đó QE được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ khi kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng.

QE là việc FED mua một lượng lớn trái phiếu và chứng khoán có thế chấp của các ngân hàng thương mại để tăng cung tiền, giảm lãi suất nhằm khuyến khích cho vay. QE được sử dụng với mục tiêu kích thích nền kinh tế đang tụt hậu.

Khi nền kinh tế phục hồi, FED sẽ dần thu hẹp QE lại bằng taper. Taper của FED là giảm quy mô mua trái phiếu và các tài sản khác. Ví dụ, mỗi tháng FED bơm 100 tỷ USD cho chính sách QE và bây giờ chỉ còn 85 tỷ USD thì đó là FED đang tapering.

Taper không có nghĩa là bán tài sản đã mua, mà thu hẹp quy mô mua chúng. Taper được coi là dấu hiệu của chính sách tiền tệ thắt chặt và là chỉ báo cho lãi suất cao hơn.

Lịch sử của những đợt “tapering” trong quá khứ

Lịch sử tapering trong quá khứ
Các đợt tapering trong quá khứ

1. Năm 2001

Tháng 3/2001, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) thực hiện tapering. BOJ đã xem xét tăng lượng trái phiếu chính phủ dài hạn. Đồng thời cam kết sẽ duy trì mức lãi suất mục tiêu theo thời gian. Điều này nhằm tác động đến niềm tin của công chúng. Qua đó đảm bảo nền kinh tế không bị sốc trước những thay đổi chính sách.

2. Năm 2013

Cuộc đại suy thoái năm 2008 khiến FED bắt đầu thực hiện QE nhằm vực dậy nền kinh tế. Chiến dịch QE lên đến hàng nghìn tỷ USD kéo dài từ tháng 11/2008 đến đầu năm 2014.

Thông kê tác động của việc tapering năm 2013 lên các loại tài sản
Thống kê tác động của việc tapering năm 2013 lên các loại tài sản

Tháng 5 năm 2013, chủ tịch FED Ben S.Bernanke đề cập đến tapering, tuy nhiên không đưa ra thời điểm và lộ trình cụ thể. Thực tế, FED bắt đầu giảm quy mô mua tài sản từ tháng 7/2014 nhưng chỉ chính thức công bố sau đó 3 tháng. Điều này đã gây ra một làn sóng hoảng loạn “taper tantrums” trên khắp các thị trường tài chính. Giá cổ phiếu giảm, thị trường chìm trong sắc đỏ. Các loại tài sản đồng loạt bị xáo trộn nghiêm trọng.

Tapering ảnh hưởng đến thị trường tài chính như thế nào?

Tapering ảnh hưởng đến thị trường tài chính như thế nào?
Tapering gây ra những ảnh hưởng gì?

Taper là dấu hiệu của một chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi chính phủ giảm mua tài sản, lượng tiền lưu hành trên thị trường bị thu hẹp. Giá trị của tiền, lãi suất sẽ tăng lên tương ứng, ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận của thị trường tài chính.

1. Thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi taper. Lợi tức trái phiếu dài hạn Mỹ tăng từ 2% đến 3% chỉ trong 6 tháng cuối năm 2013.

2. Thị trường chứng khoán

Taper ảnh hưởng đến dòng vốn trên thị trường chứng khoán. Lợi tức trái phiếu tăng, dòng vốn có xu hướng chuyển từ thị trường chứng khoán sang đầu tư trái phiếu. Mặt khác, việc FED mua ít tài sản hơn kéo theo những lo ngại về việc thiếu thanh khoản và gây ra áp lực giảm giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu thường sẽ giảm theo lộ trình sau:

  1. Bắt đầu Tapering
  2. Tăng lãi suất và lợi tức trái phiếu
  3. Chiết khấu giá trị hiện tại của giá cổ phiếu sẽ giảm
  4. Giá cổ phiếu hiện tại được cho là quá đắt
  5. Các nhà đầu tư bán ra cổ phiếu
  6. Giá cổ phiếu sụt giảm

Tuy nhiên, một vài ngành nghề đặc thù được hưởng lợi khi lãi suất tăng như: ngân hàng, các tổ chức tài chính, tín dụng,… nên không phải giá cổ phiếu của tất cả các công ty đều giảm khi xảy ra tapering. Về mặt dài hạn, tapering không tác động lớn đối với các công ty có nội tại tốt.

Chỉ số VIX – đo lường sự biến động ​​trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng đột biến vào tháng 6/2013. Thị trường chứng kiến ​​sự bán tháo, nhưng đã hồi phục và tăng trưởng lại vào cuối năm.

Tác động của tapering là tương đối đáng kể với thị trường chứng khoán của các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index từng đạt đỉnh 526 điểm vào tháng 5/2013. Sau đó sụt giảm gần 12% trong 3 tháng tiếp theo do chịu ảnh hưởng từ tapering.

3. Thị trường tiền tệ

Taper thường tác động tích cực đến giá trị đồng tiền. Năm 2014, sau khi FED tuyên bố tapering, đồng đô la Mỹ đã tăng gần 13% so với rổ tiền tệ chính. Ngược lại, nhóm các nền kinh tế mới nổi gặp rủi ro giảm giá đồng nội tệ. Brazil, Indonesia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng, khoảng 18% của các đồng nội tệ so với đồng USD.

4. Thị trường hàng hóa

Giá trị đồng tiền tăng dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa đô la Mỹ và đồng tiền của các nước mới nổi. Do đó, hàng hóa và dịch vụ của Mỹ sẽ trở nên đắt đỏ hơn. 

Tapering vẫn luôn là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm do nó tác động đến hầu hết các loại tài sản và có phạm vi ảnh hưởng xuyên quốc gia. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn tapering để có thể bám sát những diễn biến của thị trường. Đừng quên ghé thăm DNSE để có thêm những thông tin tài chính – chứng khoán thú vị nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan