Kinh tế | 27/11/2023

Vốn pháp định là gì? Các ngành nghề quy định vốn pháp định

Vốn pháp định được hiểu đơn giản là phần vốn tối thiểu một doanh nghiệp cần phải có trước khi tiến hành đăng ký thành lập. Vậy hãy cùng tìm hiểu về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa về vốn pháp định

Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là số tiền tối thiểu doanh nghiệp cần có để đăng ký thành lập. Một số quốc gia không cho phép rút phần vốn này ra khỏi doanh nghiệp dưới mọi hình thức. 

Tại Việt Nam, từ Luật Doanh nghiệp 2014 đã không còn yêu cầu vốn pháp định.

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, vốn pháp định được quy định để hướng tới mục đích đảm bảo lợi ích và quyền lợi cho khách hàng cùng đối tác của doanh nghiệp (trong các trường hợp mất khả năng thanh toán, phá sản,….), cũng như khẳng định tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Nhưng thực tế, không phải ngành nghề nào cũng cần có vốn pháp định, chỉ một vài ngành nghề nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp, cần thiết tới quyền lợi, sức khoẻ của người dân mới cần khoản vốn đảm bảo này. 

Đặc điểm của vốn pháp định

Vốn pháp định có một số đặc điểm như sau:

  • Phạm vi áp dụng: Chỉ áp dụng cho một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Tùy vào từng ngành nghề mà sẽ có mức vốn quy định khác nhau.
  • Đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được áp dụng cho bản thân doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn,…. đăng ký kinh doanh thuộc các lĩnh vực được quy định.
  • Ý nghĩa: Đảm bảo doanh nghiệp có nguồn vốn cần thiết để thực hiện hoạt động kinh doanh, phòng tránh việc thành lập của các công ty ma, công ty vỏ bọc.
  • Khác biệt với vốn điều lệ và phải ít hơn vốn điều lệ.

Các ngành nghề quy định vốn pháp định

Ngành nghề nào yêu cầu vốn pháp định?
Ngành nghề nào yêu cầu vốn pháp định?

Có 230 ngành nghề yêu cầu doanh nghiệp phải có vốn pháp định. Một số trong đó bao gồm: 

  • Bất động sản: 20 tỷ đồng ( Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP);
  • Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 đến 1300 tỷ đồng ( Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng (Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh chứng khoán: 10 đến 165 tỷ đồng (Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP);
  • Bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018. 

Trong đó, ngành chứng khoán yêu cầu các cấp có vốn điều lệ cho từng nghiệp vụ như sau:

Kinh doanh chứng khoán Môi giới chứng khoán Tối thiểu 25 tỷ đồng
Tự doanh chứng khoán Tối thiểu 50 tỷ đồng
Bảo lãnh phát hành chứng khoán Tối thiểu 165 tỷ đồng
Tư vấn đầu tư chứng khoán Tối thiểu 10 tỷ đồng
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam Tối thiểu 10 tỷ đồng.
Công ty quản lý quỹ, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam Tối thiểu 25 tỷ đồng.
Hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán Tối thiểu 800 tỷ đồng trở lên
Hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán Tối thiểu 600 tỷ đồng trở lên
Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán Tối thiểu 250 tỷ đồng trở lên
Công ty chứng khoán đăng ký kinh doanh cả hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh Tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên
  Kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty quản lý quỹ Tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên
Thành lập quỹ thành viên Tối thiểu là 50 tỷ đồng
Công ty đầu tư chứng khoán Tối thiểu là 50 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán đối với thành viên bù trừ trực tiếp Tối thiểu 1.000 tỷ đồng (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) hoặc tối thiểu 250 tỷ đồng (đối với công ty chứng khoán);
Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán đối với thành viên bù trừ chung Tối thiểu 7.000 tỷ đồng (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) hoặc tối thiểu 900 tỷ đồng (đối với công ty chứng khoán).
  Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán đối với thành viên bù trừ trực tiếp Tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên
Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán đối với thành viên bù trừ chung Tối thiểu từ 1.200 tỷ đồng trở lên;
Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với ngân hàng thương mại Tối thiểu từ 5.000 tỷ đồng trở lên đối với ngân hàng thương mại
Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài Từ 1.000 tỷ đồng trở lên
  Lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Trên 10.000 tỷ đồng

Trên đây là những kiến thức cần biết về vốn pháp định. Mong rằng nhà đầu tư đã có thể hiểu thêm về thuật ngữ này. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Tiến Thành

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan