Phân tích kỹ thuật | 08/12/2021
3 công thức định giá cổ phiếu đơn giản F0 chứng khoán cần biết
Trong đầu tư chứng khoán, nền móng của việc đầu tư thông minh chính là biết sử dụng công thức định giá cổ phiếu phù hợp. Khi đã nắm được phương pháp phù hợp, bạn có thể dễ dàng tìm được những cổ phiếu tốt, thậm chí có thể là “siêu cổ phiếu”. Tuy nhiên, các phương pháp và công thức định giá cổ phiếu cũng có mức độ khó dễ khác nhau. Trong bài viết hôm nay, DNSE sẽ giới thiệu đến các bạn 3 công thức định giá cổ phiếu thông dụng và phù hợp với F0 chứng khoán nhất.
3 công thức định giá cổ phiếu phù hợp với F0 chứng khoán
Đối với những nhà đầu tư mới, việc chọn đúng công thức định giá cổ phiếu rất quan trọng. Do đó, các F0 chứng khoán cần phải lựa chọn được phương pháp định giá phù hợp với trình độ của bản thân. Thông qua việc định giá cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ tìm được giá trị thật của cổ phiếu và tiềm năng của công ty. Đây là yếy tố tiên quyết để dẫn đến sự thành công trong đầu tư cổ phiếu.
Hiện nay, các trang web và ứng dụng về chứng khoán đều đã cập nhập các chỉ số cơ bản như: EPS, P/E, P/B,… Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên hiểu rõ được bản chất và cách thức sử dụng của những tỷ số trên. Đây chính là nền móng để bạn có thể tiến sâu hơn vào “đầu tư giá trị”.
Sau đây là 3 công thức định giá cổ phiếu thông dụng và phù hợp nhất:
Định giá cổ phiếu dựa trên tỷ số P/E
Tỷ lệ P/E được tính bằng cách lấy giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường chia cho lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu. Tỷ số P/E càng thấp chứng tỏ cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với tiềm năng của nó.
P/E = Giá thị trường / EPS
Trong đó:
- Giá thị trường: Giá trị của của phiếu được niêm yết trên thị trường trong thời điểm hiện tại
- EPS: Lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi cổ phiếu
Ví dụ: Cổ phiếu A có EPS là 1,600đ tính tới quý II năm 2021. Giá hiện tại của cổ phiếu A trong thời điểm đó đang là 24,150đ/ 1 cổ phiếu. Vậy ta tính được chỉ số P/E như sau:
P/E = 24,150/1,600 = 15.09
Vậy tỷ số P/E của A tại thời điểm này là 15.09 lần.
Đối với phương pháp này, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số P/E trung bình trong 5 năm để tính giá trị của cổ phiếu ở hiện tại. Nếu chỉ số P/E bình quân đang thấp hơn mức trung bình dài hạn có nghĩa là cổ phiếu đó đáng được xem xét.
Lời khuyên đối với nhà đầu tư mới là cổ phiếu có tỷ số P/E < 10 là những cổ phiếu nên tìm hiểu.
Định giá cổ phiếu dựa trên tỷ số P/B
P/B là chỉ số dùng để so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu và giá trị của cổ phiếu theo sổ sách.
P/B = Giá thị trường/ Thư giá của 1 cổ phiếu
Trong đó:
- Giá thị trường: Giá trị của của phiếu được niêm yết trên thị trường trong thời điểm hiện tại
- Thư giá của 1 cổ phiếu: Giá trị sổ sách của cổ phiếu
Ví dụ: Cổ phiếu B có giá niêm yết trên sàn chứng khoán là 134,000đ/ 1 cổ phiếu. Giá trị sổ sách hiện tại là 14,620đ. Ta tính được chỉ số P/B như sau:
P/B = 134,000/14,620 = 9.17
Đối với tỷ số P/B, nếu tỷ số này có giá trị nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản thực tế của công ty đang bị thổi lớn quá mức hoặc thu nhập trên tài sản của công ty đang ở mức thấp. Tuy nhiên, nếu tỷ số P/B cao chứng tỏ công ty đang làm ăn tốt.
Định giá cổ phiếu dựa trên tỷ số PEG
PEG thể hiện sự so sánh của tỷ số P/E với tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu. Để tính được PEG của cổ phiếu, trước hết ta cần tính được tốc độ tăng trưởng EPS của cổ phiếu (G) nhu sau:
G = [(EPS sau – EPS trước) / EPS trước] x 100
Sau khi đã có tốc độ tăng trưởng EPS, ta có thể tính được PEG như sau:
PEG = P/E / G
Ví dụ: Chỉ số EPS, P/E của 3 cổ phiếu ngành thép của năm 2020 và hiện tại lần lượt như sau:
EPS năm 2020 | EPS hiện tại | P/E hiện tại | PEG | |
HPG | 3,850đ | 7,080đ | 6.91 | 0.08 |
VNM | 4,770đ | 5,020đ | 17.45 | 3.33 |
FPT | 4,120đ | 4,430đ | 21.93 | 2.9 |
Dựa trên công thức định giá PEG, ta tính được các thông số như sau:
G (HPG) = [(7,080-3,850) / 3,850] x 100 = 83.9%
G (VNM) = [(5,020-4,770) / 4,770] x 100 = 5.24%
G (FPT) = [(4,430-4,120) / 4,120] x 100 = 7.52%
EPG (HPG) = 6.91 / 83.9 = 0.08 lần
EPG (VNM) = 17.45 / 5.24 = 3.33 lần
EPG (FPT) = 21.93 / 7.52 = 2.9 lần
- Chỉ số EPG = 1: Giá cổ phiếu bằng giá trị thật.
- Chỉ số EPG > 1: Giá cổ phiếu đang cao hơn giá trị thật.
- Chỉ số EPG < 1: Giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị thật.
Vậy cổ phiếu VNM, FPT đang được định giá cao hơn giá trị thật và cổ phiếu HPG đang được định giá thấp hơn giá trị thật.
Những lưu ý khi sử dụng phương pháp và công thức định giá cổ phiếu
Khi sử dụng các phương pháp và công thức định giá cổ phiếu, nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tình hình kinh tế chính trị: Giá cổ phiếu hoàn toàn có thể bị chi phối bởi các tác động của kinh tế vĩ mô và vấn đề chính trị. Một cổ phiếu tăng trưởng tốt ngoài những yếu tố từ công ty, còn phải xét đến sự tăng trưởng về kinh tế và các yếu tố chính trị như: Ngành hưởng lợi từ nhiệm vụ công,…
- Quy luật cung – cầu: Cổ phiếu sẽ tăng giá khi có nhiều người mua và sẽ giảm giá khi nhiều người bán.
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp: Doanh nghiệp có mức lợi nhuận sau thuế tốt và tốc độ tăng trưởng cao. Đồng nghĩa với giá cổ phiếu sẽ tăng theo tiềm năng của công ty.
- Tâm lý của nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ và non nớt rất dễ bị chi phối bởi các thông tin đăng tràn lan trên mạng. Do đó cần phải tỉnh táo với quyết định của mình và tuyệt đối không “FOMO”.
Kết luận
Việc xác định được phương pháp và công thức định giá cổ phiếu phù hợp chính là bước đến khả năng sinh lợi bền vững. Các nhà đầu tư mới nên thử sức với những phương pháp đơn giản trước để tránh trường hợp đầu tư ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ bị chi phối bởi các tác động như: sự phát triển của nền kinh tế, tình hình chính trị, tâm lý nhà đầu tư,… Do đó, hãy trang bị cho mình một cái đầu lạnh để có thể trở thành nhà đầu tư thông thái nhé.