Dòng tiền cá nhân trỗi dậy, gom ròng kỷ lục hơn 1.000 tỷ đồng phiên đầu tuần

Tâm lý thị trường ổn định dần khi ghi nhận thanh khoản trung bình 15.000 tỷ đồng/phiên trong gần 10 phiên trở lại đây. Bên cạnh đó, kỳ vọng về một nhịp điều chỉnh lãi suất điều hành tiếp tục hỗ trợ Vn-Index bật tăng gần 4 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, tiến về vùng giá 1.070 điểm.

Thanh khoản ba sàn hôm nay khớp lệnh 14.300 tỷ đồng, cung hàng ra tới đâu lực cầu chủ động hấp thụ tới đó, cho thấy tâm lý nhà đầu tư trong nước rất vững trong ngắn hạn bất chấp khối ngoại bán mạnh.

Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 467,7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì nhóm này bán ròng 470,7 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Bất động sản, Điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VRE, VHM, NT2, PVD, HDG, TV2, EIB, BMP, POW, NLG.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VNM, FUEVFVND, VND, HPG, DPM, NVL, VCB, HSG, BVH.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1076,1 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 868,2 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 12/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm: HPG, STB, VNM, DPM, VND, ACB, NVL, TCB, PET, CTG.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 6/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Dầu khí, Điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top bán ròng có: VRE, NT2, NLG, HDG, VHM, PVD, TV2, DGW, BMP.

Tự doanh bán ròng 124,7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 143,9 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 5/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, PVT, EIB, EVE, CTI, POW, E1VFVN30, HDG, VDS, DVP.

Top bán ròng là nhóm Bán lẻ. Top cổ phiếu được bán ròng gồm PET, TCB, STB, MWG, HPG, VHM, FPT, VIC, VPB, MSN.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 483,7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 253,6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 17/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng có STB, ACB, HPG, DPM, NVL, TCB, DGC, VHC, MWG, LCG.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có NLG, SSI, BID, VIC, PLX, E1VFVN30, MSN, DBC, DGW, LPB.

Dòng tiền cá nhân trỗi dậy, gom ròng kỷ lục hơn 1.000 tỷ đồng phiên đầu tuần  - Ảnh 1

Giao dịch thỏa thuận sôi động hơn, có tất cả các nhóm nhà đầu tư tham gia, tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân trong nước thỏa thuận nội khối chiếm đại đa số.

Top giao dịch thỏa thuận gồm EIB, MSB, HDB, GEX, SHB, hầu hết là các mã Ngân hàng và được thỏa thuận giữa các nhà đầu tư cá nhân. Riêng EIB và MSB có thêm nhà đầu tư tổ chức trong nước tham gia. Nước ngoài cũng giao dịch thỏa thuận nội khối các mã E1VFVN30.

Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 19,91%, cao thứ 2 trong 10 phiên liên tiếp, chỉ số ngành tăng 0,37%, đại đa các cổ phiếu trong ngành tăng điểm. Top cổ phiếu giao dịch sôi động gồm STB, SHB, TCB, VPB, MBB, LPB, TPB, ACB, VIB, CTG toàn bộ tăng điểm trừ CTG.

Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Ngân hàng tăng mạnh trong ngày hôm nay và mang giá trị dương trong 3 tháng cho thấy dòng tiền ở nhóm này tăng lên và đã đủ bù đắp cho lượng tiền rút ra trước đó trong cùng thời gian. Chỉ số FMI-Rel của nhóm Ngân hàng tăng trong ngày hôm nay cùng giá tăng cho thấy dòng tiền vào ở nhóm này mạnh hơn so với thị trường chung.

Nhóm cổ phiếu ngành Bán lẻ tăng 0,63% với tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 1,76%, cho thấy dòng tiền quay lại nhóm này. Tuy nhiên, vẫn có sự phân hóa giữa các cổ phiếu trong ngành. Top các cổ phiếu giao dịch mạnh có PET, DGW, MWG, FRT, ABS, PSD, CEN, TTH, DHT, AFX chỉ riêng PET giảm điểm.

Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Bán lẻ tăng mạnh, chỉ số giá tăng cho thấy dòng tiền vào nhóm này tăng. Tuy nhiên chỉ số dòng tiền tích lũy vẫn mang giá trị âm trong vòng 3 tháng cho thấy trước đó dòng tiền đã rút khỏi nhóm này. Chỉ số FMI-Rel của nhóm Bán lẻ tăng cho thấy dòng tiền vào nhóm này mạnh hơn thị trường chung trong phiên ngày hôm nay.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 tăng lên 32,67% trên HOSE sau khi xuống mức thấp nhất 1 năm phiên thứ 6 tuần trước. Chỉ số VN30 tăng 0,46%.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa vừa VNMID tăng lên 49,41% chỉ số VNMID tăng 1,15%.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa nhỏ VNSML tăng lên 14,77%, Chỉ số VNSML tăng 1,05%.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của cả 3 nhóm chỉ số cùng tăng cho thấy dòng tiền giảm mạnh ở nhóm không nằm trong 3 chỉ số trên.

Xem thêm tại vneconomy.vn