Gánh nặng chi phí lãi vay, lãi ròng SBT giảm 60%

Quý 2 niên độ 2022-2023, bức tranh kinh doanh của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar, HOSE: SBT) có phần "trầm buồn" và đầy khó khăn. Nguyên nhân chính tới từ chi phí lãi vay tăng mạnh kéo tụt 60% lãi ròng của SBT, biên lợi nhuận cũng lao dốc về 8.4%.

Gánh nặng chi phí lãi vay, lãi ròng SBT giảm 60%

Quý 2 niên độ 2022-2023, bức tranh kinh doanh của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar, HOSE: SBT) có phần "trầm buồn" và đầy khó khăn. Nguyên nhân chính tới từ chi phí lãi vay tăng mạnh kéo tụt 60% lãi ròng của SBT, biên lợi nhuận cũng lao dốc về 8.4%.

*Niên độ của SBT tính từ 01/07 tới 30/06 năm sau

Quý 2, doanh thu thuần SBT đạt hơn 6,972 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ; sản phẩm đường vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu doanh thu, chiếm tỷ trọng gần 95%. Giá vốn hàng bán tăng mạnh 48% khiến lãi gộp giảm 12%, xuống còn 587 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp theo đó lao dốc từ 23.4% xuống 8.4%.

Chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay, với hơn 414 tỷ đồng, gấp 2.5 lần cùng kỳ niên độ trước, là nguyên nhân chính khiến lãi ròng của SBT giảm 60%, còn gần 103.5 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 niên đô 2022-2023 của SBT
(Đvt: Tỷ đồng)

Lũy kế 2 niên độ (01/07-31/12/2022), SBT đem về hơn 12,281 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 32% so với cùng kỳ. Lãi trước thế và lãi ròng lần lượt hơn 423 tỷ đồng (tăng 25%) và hơn 329 tỷ đồng, giảm 28%.

So với kế hoạch đạt 17,017 tỷ đồng tổng doanh thu và 850 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong niên độ 2022-2023, SBT đã thực hiện được 72% chỉ tiêu doanh thu và một nửa kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới ngày 31/12/2022, tổng tài sản của SBT đạt 29,202 tỷ đồng, tăng hơn 5%. Tiền và các khoản tương đương tiền gần 2,509 tỷ đồng; khoản đầu tư chứng khoán tại cuối năm 2022 hơn 802 tỷ đồng, trong đó nắm giữ hơn 49.4 triệu cp GEG; 1.7 triệu cp VNG. Công ty đang phải trích lập dự phòng giảm giá hơn 82.5 tỷ đồng, trong khi đầu niên độ chỉ trích lập gần 30 tỷ đồng.

Nợ phải trả cuối kỳ hơn 19,114 tỷ đồng, tăng 8%, chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn, trong đó phải trả gắn hạn khác hơn 3,782 tỷ đồng, tăng 45%. Vay nợ thuê ngắn hạn gần 9,218 tỷ đồng, tăng 6%. Ngược lại, vay nợ thuê dài hạn giảm 6%, còn gần 2,324 tỷ đồng.

Trong số các khoản vay, hơn 382 tỷ đồng là vay trái phiếu đến hạn trả và gần 2,050 tỷ đồng vay trái phiếu dài hạn. Số còn lại là vay ngân hàng và các bên khác. Đáng chú ý, khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng lên tới hơn 8,430 tỷ đồng.

Thế Mạnh

FILI