Được gọi là ‘vua cà phê’ nhưng Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không đứng đầu bảng, ‘vị thủ lĩnh thực sự’ đưa cà phê Việt ra thế giới là ai?

Thông tin từ Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,7 triệu tấn, giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu vẫn tăng 3,4% lên mức 4,1 tỉ USD nhờ giá tăng cao. Giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam đạt 2.451 USD/tấn, tăng 5,5% so với niên vụ trước.

Xét theo loại có thể thấy cà phê xuất khẩu chủ yếu vẫn dòng Robusta với 1,49 triệu tấn, giá trị trên 3,2 tỉ USD, còn cà phê nhân Arabica chỉ xuất khẩu 41.500 tấn, giá trị 169 triệu USD, cà phê nhân đã khử cafein 36.000 tấn, kim ngạch 136 triệu USD.

Cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn (chưa quy đổi ra cà phê nhân), giá trị xuất khẩu khoảng 510 triệu USD (khối lượng chiếm khoảng 5,4% và kim ngạch chiếm khoảng 12,5% tổng các loại cà phê xuất khẩu trong niên vụ cà phê 2022-2023).

Về cà phê rang xay hòa tan, 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tính theo kim ngạch là: Outspan Việt Nam, Cà phê Ngon, Nestlé Việt Nam, Tập đoàn Trung Nguyên, Tata Coffee Việt Nam, URC Việt Nam, Lựa chọn đỉnh, Instanta Việt Nam, Iguacu Việt Nam và Sucafina Việt Nam.

Được gọi là "vua cà phê" Việt Nam, chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên – Nhà máy Cà phê Sài Gòn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ xếp vị trí thứ 4 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan với sản lượng xuất khẩu hơn 14.700 tấn, giá trị thu về gần 74,6 triệu USD.

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ này, 10 doanh nghiệp dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu cà phê nhân sống là: Intimex HCM, Vĩnh Hiệp, Simexco Daklak, Intimex Mỹ Phước, Louis Dreyfus Việt Nam, NKG Việt Nam, Phúc Sinh, Tuấn Lộc Commodities, Giao dịch Hàng hóa Tây Nguyên và Olam Việt Nam.

Được gọi là ‘vua cà phê’ nhưng Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không hề đứng đầu trong bảng xếp hạng nào, ‘vị thủ lĩnh thực sự’ đưa cà phê Việt
Doanh nhân Đỗ Hà Nam

Cà phê xuất khẩu chạm mốc 1 tỷ USD, giá lập đỉnh trong vòng 30 năm

Theo đó, đứng đầu top các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam là CTCP Tập đoàn Intimex do ông Đỗ Hà Nam làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, với sản lượng xuất khẩu hơn 148.500 tấn, giá trị hơn 318 triệu USD.

Tập đoàn Intimex (Intimex Group) thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Chi nhánh Công ty XNK Intimex tại TP.HCM thành lập vào năm 1995 trực thuộc Công ty XNK Intimex (Bộ Công Thương). Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2006. Năm 2011, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex.

Chủ tịch HĐQT Intimex Group là ông Đỗ Hà Nam. Ông cũng đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), ngoài ra ông Nam đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA)

Năm 2006 trong khi nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn trước chủ trương cổ phần hóa, thì ông Nam lúc này đang làm lãnh đạo tại Intimex đã xung phong cho doanh nghiệp của mình được thí điểm cổ phần hóa. Ngày 1/7/2006, doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Được gọi là ‘vua cà phê’ nhưng Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không hề đứng đầu trong bảng xếp hạng nào, ‘vị thủ lĩnh thực sự’ đưa cà phê Việt
Quy mô của tập đoàn Intimex

Sau khi cổ phần hóa, mức vốn ban đầu của Intimex chỉ vỏn vẹn 14 tỷ đồng, bài toán của vị doanh nhân 5x vừa phải kiện toàn bộ máy, vừa tìm hướng mới cho công ty. Kinh doanh cà phê dù khá ổn định nhưng với ông Nam, nếu chỉ theo mỗi cà phê thì khá rủi ro. Vì thế, ông chủ trương phát triển thêm những sản phẩm tiềm năng khác như hồ tiêu, hạt điều, gạo. Đồng thời, ông còn cho xây dựng các doanh nghiệp mới cả trong và ngoài nước, từng bước đưa Intimex trở thành tập đoàn hoạt động đa ngành, đa nghề, đa quốc gia.

Hiện tại, Intimex Group hiện sở hữu 13 nhà máy chế biến cà phê nhân với tổng công suất sản xuất đạt 750.000 tấn/năm, 1 nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công suất 4.000 tấn/năm.

Ngoài ra, tập đoàn còn có 2 nhà máy chế biến hồ tiêu công suất 10.000 tấn/năm; 1 nhà máy chế biến gạo với công suất 200.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến hạt điều công suất 5.800 tấn/năm;...

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn khoảng 1,2 tỷ USD. Trong năm, sản lượng xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty tăng 28% đạt 813.153 tấn, tiếp tục đứng số 1 cả nước về xuất khẩu gạo năm 2022 với tỷ trọng thị phần so với cả nước 11,26%.

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu của Intimex Group năm 2022 đạt 50.867 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Trong đó, doanh thu của công ty mẹ đạt 23.385 tỷ đồng, chiếm 46% tổng doanh thu toàn Tập đoàn, lợi nhuận trước thuế đạt 67 tỷ đồng và doanh thu của các đơn vị thành viên đạt 27.482 tỷ đồng, chiếm 54% tổng doanh thu toàn tập đoàn, lợi nhuận trước thuế các công ty con đạt 86 tỷ đồng.

Được gọi là ‘vua cà phê’ nhưng Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không hề đứng đầu trong bảng xếp hạng nào, ‘vị thủ lĩnh thực sự’ đưa cà phê Việt
Một nhà máy của Intimex

Nhìn chung, tổng doanh thu của Tập đoàn từ năm 2012 đến nay đang nằm trong xu hướng tăng và tăng mạnh trong 2 năm gần đây với tổng doanh thu năm 2021 tăng 27% và năm 2022 tăng 13%.

Về kế hoạch kinh doanh cho năm 2023, Intimex Group đặt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu 1,37 tỷ USD, tăng 12% và tổng doanh thu 59.227 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2022.

Tháng 6/2023 mới đây, Intimex Group vừa chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%. Vốn điều lệ của Tập đoàn tăng lên 528,56 tỷ đồng. Từ năm 2014 tới nay, Intimex Group duy trì trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ dao động từ 5% - 14% mỗi năm.

>> Một công ty vượt mặt Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, dẫn đầu xuất khẩu cà phê hòa tan

Xem thêm tại nguoiquansat.vn