Nhận định thị trường đặc biệt khó khăn, quỹ của SGI Capital ôm tiền mặt cao kỷ lục

Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Ballad Việt Nam được giới thiệu hướng tới mục tiêu lợi nhuận vượt trội nhờ phân bổ tập trung vào 15-20 cổ phiếu có xếp hạng cao nhất trong danh mục theo dõi của SGI. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập 19/11/2021- đúng thời điểm Vn-Index huy hoàng đạt đỉnh cuối năm 2021, ngay sau đó quay chiều giảm và khó khăn trong suốt năm 2022 đến nay, quỹ của SGI Capital đã thua lỗ 26,11%.

Bbáo cáo hiệu suất đầu tư tháng 4/2023 vừa công bố cho thấy quỹ ghi nhận mức lãi vỏn vẹn 0,31%, tính từ đầu năm đến nay quỹ này vẫn tăng nhẹ 1,52%. 

Danh mục đầu tư của quỹ tính đến ngày 30/4 đang có 6 cổ phiếu, trong đó TLG ghi nhận tỷ trọng lớn nhất 5,49%; FPT tỷ trọng lớn thứ hai 5,46%; ACB tỷ trọng lớn thứ ba 5,06%; tiếp theo là MWG tỷ trọng 4,26%; SIP tỷ trọng 1,95% và QNS tỷ trọng 1,01%.

Tổng tài sản của quỹ hiện tại là 83,75 tỷ đồng giảm đáng kể so với thời điểm tháng 3 là 88 tỷ đồng. Giá trị tài sản ròng/chứng chỉ quỹ còn 7.388 tỷ đồng. Tính đến thời điểm cuối tháng 4, Ballad Việt Nam tiếp tục đưa tiền mặt về mức cao kỷ lục 76,8%, mức tiền mặt cao chưa từng có. 

Phân bổ tài sản của SGI Capital. 
Phân bổ tài sản của SGI Capital. 

Quỹ đầu tư cổ phiếu SGI liên tiếp đưa tiền mặt về mức cao sau khi đánh giá thị trường còn nhiều khó khăn trước mắt. Cụ thể, theo SGI, trước mắt, những tháng tới sẽ là thử thách đặc biệt khó khăn với doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, và nhà đầu tư khi áp lực trái phiếu đáo hạn đến cao trào, và thời gian ân hạn gốc & lãi của nhiều dự án bất động sản kết thúc. Mặt khác, rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ và toàn cầu trong nửa cuối năm tiềm ẩn tác động tiêu cực hơn lên kinh tế thực cũng như co hẹp nhu cầu đầu tư, khiến dòng vốn ngoại có thể tiếp tục rút ròng.

Tính tới tháng 3/2023, đã có 46 doanh nghiệp công bố chậm trả lãi và gốc trái phiếu với ước tính trị giá khoảng 120 nghìn tỷ đồng. Bắt đầu từ quý 2, lượng trái phiếu đáo hạn sẽ gia tăng mạnh so với quý 1, tổng cộng khoảng 153 nghìn tỷ trong hai quý tới. Trong đó, quý 2 sẽ có gần 28 nghìn tỷ đáo hạn chỉ riêng của nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Cho dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành cơ chế để các doanh nghiệp thoả thuận với nhà đầu tư, nhưng nếu không có dòng tiền chi trả thực, sức ép lên các thị trường tài sản vẫn sẽ tiếp tục do nhà đầu tư phải thay đổi phương án tài chính của mình: nếu không phải bán bớt các tài sản thanh khoản thì cũng không có nguồn tiền để đầu tư.

Xem thêm tại vneconomy.vn