Thanh khoản tỷ đô, VN-Index tăng vượt 1.150 điểm

Ngay từ đầu phiê, chỉ số đã tăng điểm mạnh nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong phiên, có lúc Vn-Index lên mức cao nhất từ tháng 10/2023 quanh 1.160 điểm, với thanh khoản gia tăng mạnh. Tuy nhiên, thị trường gặp áp lực bán mạnh ở vùng quá mua ngắn hạn khiến thị trường hạ nhiện và VN-Index điều chỉnh trở lại, kết phiên ở 1.150,72 điểm tăng 6,55 điểm (+0,57%) so với phiên trước. Chỉ số HNX-index tăng 0,92 điểm (0,40%) lên mức 232,56 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết tích cực với lực cầu giá lên gia tăng tốt trong VN30 khi có 368 mã tăng giá (12 mã tăng trần), 280 mã giảm giá (05 mã giảm sàn) và 170 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết gia tăng đột biến 73,44% so với phiên trước lên 27.431,67 tỷ đồng được giao dịch, tăng mạnh so với mức trung bình. Thanh khoản tăng mạnh hơn so với phiên trước, vượt xa mức bình quân 20 phiên, điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang trở nên lạc quan hơn và khả năng hấp thụ lực chốt lời trong ngắn hạn vẫn rất ổn. Điểm nhấn chính nằm ở sự dẫn dắt rất tốt của nhóm vốn hoá lớn, đặc biệt là sự đồng thuận của nhóm ngân hàng đã giúp chỉ số tiếp tục nối dài đà tăng, trong khi nhiều mã vốn hóa trung bình nhỏ lại chịu áp lực điều chỉnh cuối phiên.

Thông tin mới nhất, theo biên bản cuộc họp tháng 12/2023 được công bố ngày 03/01/2024, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kết luận việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra vào năm 2024, mặc dù không cung cấp nhiều thông tin về thời điểm điều đó có thể xảy ra. Tại cuộc họp tháng 12, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã quyết định giữ lãi suất ổn định trong khoảng từ 5,25% đến 5,5%. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản vào cuối năm 2024.

Trong nước, theo nhận định của các CTCK, có một số thông tin hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu ngân hàng và cả bất động sản. Cụ thể như thông tin mở room tín dụng ngay từ đầu năm với mục tiêu tăng trưởng chung toàn ngành là 15%. Bên cạnh đó là sửa đổi TT16/2021, đáng chú ý về việc cho phép các TCTD có thể mua lại trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ngay sau khi bán, thay vì chờ đợi 12 tháng như trước. Điều này làm gia tăng thanh khoản cho thị trường TPDN, tạo điều kiện cho DN nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn. CTCK đánh giá đây là thông tin có lợi có các DN bất động sản cũng như các ngân hàng đang nắm tỷ trọng TPDN lớn.

Bộ Tư pháp "tuýt còi"  TT06/2023, trong đó có một số điều khoản hạn chế mục đích sử dụng vốn huy động của DN phát hành trái phiếu. Trường hợp TT06 được sửa đổi, cũng sẽ tạo thêm hành lang thông thoáng cho các DN bất động sản tái cơ cấu.

Phiên hôm nay, cổ phiếu ngân hàng tiếp nối phiên trước, giao dịch tích cực, nhiều mã vẫn tăng giá mạnh, thanh khoản đột biến như MBB (+4,96%), NVB (+3,64%), CTG (+3,62%), MSB (+3,07%), BVB (+2,80%)... ngoài các mã cuối phiên giảm điểm với PGB (-0,37%), BID (-0,34%)....

Các nhóm ngành khác có diễn biến đầu phiên khá tốt, tuy nhiên chịu áp lực điều chỉnh cuối phiên, phân hóa mạnh như nhóm dịch vụ tài chính, chứng khoán đa số chỉ tăng nhẹ với SSI (+1,97%), AGR (+1,56%), TVS (+1,42%) và nhiều mã kết phiên giảm điểm, thanh khoản vượt mức trung bình không tích cực như FTS (-0,69%), BSI (-0,65%), VCI (-0,59%)...

Các cổ phiếu bất động sản cũng có diễn biến phân hóa mạnh NHA (+2,92%), NDN (+2,02%), LGL (+0,96%), DIG (+0,76%)...ITC (-2,20%), HHS (-1,76%), DRH (-1,53%), NTL (-1,35%)... Các cổ phiếu nhóm ngành khác cũng phân hóa mạnh, đa số giảm điểm nhẹ cuối phiên khi dòng tiền ngắn hạn có tín hiệu dồn vào các cổ phiếu ngân hàng...

trong phiên đến và có thể rung lắc mạnh hay hegde mạnh ở thị trường phái sinh.

 Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng phiên thứ 3, nhưng giá trị bán ròng đang giảm khá mạnh với 20,25 tỉ đồng trên HOSE; mua ròng nhẹ trở lại trên HNX với giá trị 1,53 tỷ đồng.

Sau phiên tăng điểm thoát kênh tích lũy ngắn hạn đà tăng tích cực của Vn-Index tiếp tục được duy trì tuy nhiên lực tăng yếu dần về cuối phiên hôm nay khi Vn-Index gặp ngưỡng cản ngắn hạn 1.150 điểm. 

Nhìn chung, xu thế ngắn hạn của chỉ số vẫn chưa bị thay đổi và áp lực bán khi chỉ số tiệm cận ngưỡng cản 1160-1165 điểm là điều dễ hiểu. Đồng thời, các chỉ báo định lượng cũng đã cho tín hiệu tăng nóng do sự bứt phá mạnh trong 2 phiên trở lại đây, do đó khả năng rung lắc điều chỉnh của chỉ số có thể sẽ sớm xảy ra nhằm giúp chỉ số củng cố ngưỡng hỗ trợ mới tại 1135-1140 điểm. Theo đó, CTCK khuyến nghị, các vị thế mua mới nên hạn chế FOMO mua đuổi, chỉ nên tham gia trong các nhịp chỉnh về các nền giá chặt chẽ để có thể chủ động hơn trong việc quản trị rủi ro.

Xem thêm tại baodautu.vn