Chứng khoán | 10/02/2022

4 ngộ nhận trong chứng khoán phổ biến mà nhà đầu tư cần phải tránh

Chứng khoán hiện đang là một xu hướng đầu tư được nhiều người quan tâm. Số lượng F0 được ghi nhận trong năm 2021 đã tăng kỷ lục. Tuy nhiên, đây không phải miếng bánh dễ xơi mà ai cũng ăn được. Nhiều người đã đi tong phần lớn tài sản chỉ vì đầu tư thiếu hiểu biết. Để tránh những bài học đắt giá quá mức như vậy, bài viết dưới đây sẽ liệt kê 4 ngộ nhận trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần tránh. Đừng bỏ lỡ nếu bạn vừa chân ướt chân ráo mới chơi chứng nhé!

Những ngộ nhận trong chứng khoán cần tránh
Những ngộ nhận trong chứng khoán cần tránh

Giá đã xuống quá thấp rồi, không thể thấp hơn được nữa

Nhiều nhà đầu tư F0 khi thấy giá giảm quá sâu thường cho rằng đây là mức giá hời để mua. Họ nghĩ rằng chắc chắn nó không thể xuống giá được nữa. Tuy nhiên đây chỉ là một lầm tưởng. Không gì là không thể đối với thị trường chứng khoán cả.

Nhà đầu tư nổi tiếng Peter Lynch cũng từng phạm phải sai lầm này. Năm 1971, khi ông là một nhà phân tích còn non tại quỹ Fidelity, cổ phiếu Kaiser (KALU) đã giảm từ 25 xuống còn 11$/cp. Peter Lynch cho rằng đây là mức giá tốt để mua vào. Lãnh đạo của Fidelity làm theo ý kiến của công và mua vào 5 triệu cổ phiếu.

Ba tháng sau, Kaiser vẫn tiếp tục giảm chỉ còn 10$/cổ. Peter Lynch lại tiếp tục xúi mẹ mình mua mạnh vào. Ông cho rằng giá này đã là sàn lắm rồi, không thể thấp hơn được nữa. Tuy nhiên sau đó, Kaiser vẫn tiếp tục giảm, từ 9, 8, 6 và cuối cùng là 4$/cổ. Peter Lynch cùng đồng đội của ông đã phải gồng lỗ để tới vài năm sau bán lại khi giá về 30$/cổ.

Giá cao quá rồi, không tăng nổi nữa đâu

Cho rằng giá không thể tăng nữa là một ngộ nhận trong chứng khoán mà nhiều nhà đầu tư mắc phải. Trên thực tế, không có một giới hạn nào cho việc tăng giá của cổ phiếu. Chỉ cần doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hiệu quả với danh tiếng tốt thì cổ phiếu vẫn có thể tăng giá. 

Tại Việt Nam cũng có nhiều mã cổ phiếu như vậy. Ví dụ, MWG – mã cổ phiếu của công ty Thế giới di động đã tăng hơn 10 lần kể từ khi niêm yết. Cụ thể, mã cổ phiếu này đã tăng từ khoảng 12.000đ/cổ lên mức đỉnh khoảng 140.000đ/cổ vào tháng 11 năm 2021, trong 6 năm kể từ khi lên sàn.

Ngộ nhận trong chứng khoán: Giá cao quá rồi, không tăng nổi nữa đâu
Giá cổ phiếu của Thế giới di động từ 2015 – 2021

Tại Mỹ, Philip Morris là một công ty như vậy. Vào năm 1958, cổ phiếu hãng này có giá ở mức 0,75 USD/cổ. Năm 1961, mức giá này tăng lên ngưỡng 2,5$/cổ. Lúc này, nhiều nhà đầu tư nóng lòng muốn chốt lời vì cảm thấy giá không thể tăng hơn nữa.

Tuy nhiên. 11 năm sau đó, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng lên mức 17,5 USD. Con số này cao gấp 7 lần năm 1961 và 23 lần so với những năm 1950. Nhiều nhà đầu tư khi ấy lại bán ra vì tin chắc Philip Morris không thể tăng cao hơn nữa.

Thực tế vào năm 1988, giá cổ phiếu của Philip Morris đã lên tới 124 USD/cp – tăng 166 lần trong 30 năm. Nếu một người đầu tư 1.000$ vào mã cổ phiếu này sẽ thu lại được 166.000$ sau 30 năm. Con số này còn chưa tính tới 23.000$ tiền cổ tức thu được trả.

Chờ tới khi giá cổ phiếu hồi về mức cũ rồi mới bán

Nhiều nhà đầu tư lướt sóng thất bại nhưng không muốn cắt lỗ mà cố gắng gồng để chờ tới khi giá về lại mức cũ do không muốn mất tiền. Đây là một ngộ nhận trong chứng khoán phổ biến với các nhà đầu tư F0. Thực tế thì có rất nhiều doanh nghiệp sau khi tụt giá thì không thể hồi về mức giá cũ nữa. Nếu có thì nó cũng phải mất rất nhiều năm. Việc ôm cổ như vậy sẽ khiến bạn lỗ chồng lỗ, càng ngày càng lỗ hơn.

Ví dụ, Vietjet Air (VJC) từng lập đỉnh vào tháng 3 năm 2018 với mức giá khoảng 190.000đ/cổ. Nếu ai đó trót lỡ đu đỉnh thất bại vào thời điểm đó mà không cắt lỗ kịp thời, vẫn ôm tới hiện tại thì chắc cũng đã tổn thất không ít tiền. Giá cổ phiếu của Vietjet ở thời điểm hiện tại – sau gần 4 năm (01/2022) đang là 122.000đ. Với tình hình dịch bệnh vẫn không quá tích cực như hiện tại thì không biết tới năm nào VJC mới về được mức đỉnh cũ.

Ngộ nhận trong chứng khoán: Chờ cổ phiếu về giá cũ rồi bán
Giá cổ phiếu Vietjet Air theo thời gian

Thực tế thì nguyên nhân của việc này không phải là vì bản thân nhà đầu tư tin tưởng công ty đó có thể hồi phục. Đó chỉ là sự luyến tiếc cố chấp, ôm hy vọng may mắn mà thôi. Peter Lynch đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư khi giá sụt giảm rằng :”Nếu bạn không đủ tự tin vào doanh nghiệp tới mức sẵn sàng mua thêm cổ phiếu thì hãy bán luôn đi”

Các cổ phiếu phòng thủ thì luôn ổn định

Cổ phiếu phòng thủ là những cổ phiếu thuộc các công ty mà sản phẩm của họ luôn có nhu cầu ổn định ngay cả trong thời điểm nền kinh tế khó khăn. Với yếu tố, nhóm cổ phiếu phòng thủ được cho là có thể mang lại lợi nhuận ổn định. Các cổ phiếu thuộc nhóm này tại Việt Nam có thể kể đến như: REE, PLX, TRA,…

Tuy rằng đánh giá về các cổ phiếu phòng thủ cũng không sai. Thế nhưng giá của chúng cũng có thể bị biến động khá mạnh. Giá của những mã này cũng có lúc xuống lên xuống thất thường. Ví dụ như bên dưới là biểu đồ thể hiện giá cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX). Ta có thể thấy cũng đã có những đợt tăng kịch trần rồi giảm cũng kịch sàn. Tuy nhiên, hiện tại mã cổ phiếu này vẫn đang giữ giá khá ổn định.

Giá cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam theo thời gian
Giá cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam theo thời gian

Tóm lại, ngay cả cổ phiếu phòng thủ cũng có lúc lên xuống. Do đó, đừng chủ quan mà cho rằng chúng có thể ổn định mãi. Hãy luôn quan sát và đưa ra những phán đoán hợp lý nhất để thu về lợi nhuận cho mình.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp của DNSE về 4 ngộ nhận trong chứng khoán phổ biến nhất. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về những sai lầm này để phòng tránh phù hợp. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan